Samsung đặt cược tương lai vào điện thoại gập

27/07/2023 17:07 PM | Kinh doanh

Nhu cầu đối với smartphone gập dự báo sẽ vượt mức 100 triệu thiết bị vào năm 2027.

Samsung đặt cược tương lai vào điện thoại gập - Ảnh 1.

Trong buổi ra mắt tại Seoul, Samsung giới thiệu Galaxy Z Fold 5 và Galaxy Z Flip 5 - hai dòng điện thoại mới tích hợp rất nhiều những nâng cấp về camera, bộ vi xử lý, độ bền… Trước đây, Samsung thường tổ chức ra mắt tại một số thị trường lớn, từ New York đến Barcelona, San Francisco đến Berlin.

Khi ra mắt thế hệ đầu tiên vào năm 2019, Samsung kỳ vọng smartphone gập sẽ là một cải tiến đột phá mở ra “một chương hoàn toàn mới trong lịch sử di động”. Hiện tại, thương hiệu đang dẫn đầu danh mục điện thoại gập, đồng thời chiếm hơn 80% trong tổng số 14,2 triệu chiếc smartphone gập xuất xưởng trên toàn cầu vào năm ngoái. Tuy nhiên, theo Canalys, thị trường cho những điện thoại màn hình gập này vẫn còn tương đối nhỏ khi chỉ chiếm 1% tổng số smartphone bán ra vào năm 2023.

Theo WSJ, sự hiện diện của Samsung trong thị trường điện thoại thông minh cao cấp đang bị thu hẹp. Thị phần toàn cầu dành cho điện thoại thông minh có giá từ 600 USD trở lên đã giảm 9 điểm phần trăm xuống 16% vào cuối năm 2022 so với hồi năm 2019. Trong khi đó, thị phần của Apple đã tăng từ 59% lên 72%.

Theo đại diện Samsung, doanh số điện thoại gập có thể tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi chúng ra mắt. Nhu cầu dự báo sẽ vượt quá 100 triệu thiết bị vào năm 2027.

Được biết, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn nếu mua Galaxy Z Fold vào năm ngoái. Theo Nicole Peng, phó chủ tịch cấp cao của Canalys, các thiết bị gập thiếu “ứng dụng sát thủ” chuyên dụng hoặc ưu điểm vượt trội hơn so với điện thoại thông minh thông thường. Đây không phải sự “lựa chọn đầu tiên của những người muốn dùng smartphone cao cấp”.

Samsung đặt cược tương lai vào điện thoại gập - Ảnh 2.

Nhu cầu đối với smartphone gập dự báo sẽ vượt quá 100 triệu thiết bị vào năm 2027.

“Giá chủ yếu liên quan đến chi phí linh kiện cao, đáng chú ý là màn hình gập và công nghệ bản lề thường là thiết kế độc quyền. Vì vậy, giá sẽ không giảm cho đến khi sản lượng tăng đủ”, David McQueen, giám đốc nghiên cứu của ABI Research cho biết.

Hàn Quốc là điểm sáng duy nhất, nơi điện thoại màn hình gập chiếm 14% lượng smartphone xuất xưởng của quốc gia này vào năm ngoái. Theo Counterpoint, tỷ lệ này cao hơn bất kỳ thị trường lớn nào trên thế giới.

Samsung thành công, phần lớn nhờ khách hàng trung thành cũng như các đợt giảm giá mạnh mẽ. Chiến thuật này có thể được nhân rộng để hãng thúc đẩy hơn nữa việc bán điện thoại gập.

Hiện tại, điện thoại gập đang trở thành phân khúc được nhiều thương hiệu tiếp cận, chẳng hạn như Oppo, Huawei, Xiaomi và Vivo. Đầu năm nay, Google cũng ra mắt điện thoại thông minh có thể gập mang tên Pixel Fold với mức giá tương tự như Galaxy Z Fold 4.

“Tôi rất muốn sở hữu nó nhưng không đủ tài chính. Cái giá cho thiết bị đầu tiên của Google là quá cao”, một khách hàng tên Chris Pantons phàn nàn về giá của những chiếc điện thoại gập.

Theo WSJ, các lô hàng điện thoại gập trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng lên 25 triệu chiếc trong năm nay, song thị phần Samsung có thể sẽ xuống do ngày càng nhiều các thương hiệu tung ra sản phẩm mới.

“Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, câu hỏi đặt ra sẽ không chỉ là tăng trưởng về số lượng. Liệu Samsung có thể tiếp tục ‘dẫn đầu’ phân khúc điện thoại màn hình gập hay không?”, một chuyên gia nhận định.

Được biết, tương lai cho điện thoại màn hình gập vẫn chưa chắc chắn. Hầu hết các ứng dụng vẫn chưa được tối ưu hóa cho các thiết bị có thể gập lại. Đối thủ chính của Google là Apple hiện vẫn chưa mạo hiểm đánh cược cho thiết bị đầu tiên.

Theo: WSJ

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM