Rốt cuộc thì ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen?

27/11/2019 08:35 AM | Khoa học

Ngựa vằn có màu gì? Là đen sọc trắng hay trắng sọc đen luôn là câu hỏi khiến cho nhiều người phải đau đầu suy nghĩ.

Ngựa vằn là một loài sinh sống tại Châu Phi, chúng tách biệt hẳn so với những người họ hàng của mình ở phần con lại của thế giới bởi màu lông. Khi đứng một mình trông chúng có vẻ khá nổi bật, nhưng đi một đàn ngựa vằn đứng với nhau chúng lại tạo nên một hiệu ứng thị giác để đánh lừa những kẻ săn mồi to lớn.

Nhìn qua bằng mắt thường chúng ta có cảm giác rằng dọc đen trắng trên người chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng trên thực tế, khi được phân tích thì hoa văn trên cơ thể của chúng lại là những yếu tố cho chúng nhận biết lẫn nhau, bởi chúng giống như vân tay của con người, sự bố trí và sắp xếp những hoa văn trên cơ thể chúng luôn có sự khác biệt mà mắt thường khó có thể nhận ra.

Rốt cuộc thì ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen? - Ảnh 1.

Trái ngược với nhiều người nghĩ, màu sắc sặc sỡ của ngựa vằn có thể thu hút các loài thú ăn thịt khác như sư tử hay linh cẩu. Tuy nhiên thực chất thì các sọc đen trắng này lại giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài này. Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, các nhà khoa học cho rằng với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác. Giống như một dạng ảo ảnh quang học, khiến cho 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ. Đánh lừa các loài ăn thịt và khiến chúng không dám tới gần.

Nhưng trên thực tế ta luôn thấy màu trắng và màu đen trên cơ thể ngựa vằn được sắp xếp rất đều nhau cả về vị trí và khoảng cách, chính điều đó làm cho chúng ta không thể biết được chúng có màu gì.

Nhưng nếu để ý kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy ngựa vằn có một nơi không có lông, đó là phần mũi và mép luôn có màu đen, nhưng chỉ nhờ manh mối đó mà kết luận màu sắc của chúng thì có vẻ vẫn còn hơi vội vàng.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu kỹ hơn về các tế bào sắc tố dưới lớp da của chúng. Các tế bào melanocyte dưới da có vai trò sản xuất sắc tố màu lông. Đối với ngựa vằn cũng vậy, các tế bào melanocyte này quyết định màu sắc của chúng.

Rốt cuộc thì ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen? - Ảnh 2.

Quan sát ngựa vằn ở cự ly gần, bạn có thể thấy cả màu đen và trắng thể hiện trên phần sọc trắng.

Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của phôi, ngựa vằn có màu đen khắp cơ thể. Nói cách khác, màu thật của ngựa vằn chính là kết quả của kích hoạt sắc tố bởi tế bào melanocyte nên màu sắc thật của chúng là màu đen.

Vào cuối của phôi thai các vệt trắng sẽ xuất hiện do kết quả của sự ức chế sắc tố. Nhưng những sợi lông trắng này vẫn có gốc là màu đen, nên nếu bạn quyết định thử cạo nhẵn bộ lông của ngựa vằn sẽ thấy da của chúng hoàn toàn có màu đen chứ không hề có sọc như những gì mà bộ lông thể hiện.

Vậy những loài động vật khác thì sao? Bí mật nào được giấu dưới lớp lông kỳ lạ của chúng? Bạn hãy đoán thử xem con gấu trúc khổng lồ có màu đen trắng thì màu da thật của chúng là gì?

Rốt cuộc thì ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen? - Ảnh 3.

Sau nhiều so sánh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã xác định được phần lông trắng của loài gấu trúc khổng lồ - như vùng mặt, vùng cổ, vùng bụng và vùng mông – giúp chúng ẩn náu trong tuyết trắng. Ngược lại, những vùng lông đen ở tứ chi giúp chúng ẩn náu trong bóng râm.

Gấu trúc khổng lồ sở hữu bộ lông với hai màu đen trắng, nhưng sự sắp xếp sắc tố lại khá kì lạ bởi màu đen chỉ xuất hiện ở tai, 2 chân sau, 2 chân trước kéo dài lên tới vai và ở 2 khoang tròn xung quanh mắt.

Nhưng cũng giống như ngựa vằn, mũi của chúng có màu đen, vậy màu sắc thật của chúng cũng là đen tương tự như ngựa vằn?

Vẫn còn quá sớm để trả lời, khi sơ sinh, gấu trúc có rất ít lông nhưng sắc tố da của chúng thì đã xuất hiện màu đen ở những nơi mà khi trưởng thành, lông đen sẽ mọc trên đó còn những vùng có lông trắng thì sẽ sở hữu da màu hồng và ngay cả cái mũi của chúng cũng có màu hồng.

Rốt cuộc thì ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen? - Ảnh 4.

Vậy tóm lại chúng có màu gì?

Tại Trung Quốc, đã từng có một con gấu trúc vì mải leo cây mà ngã gãy chân, khi tiến hành bó bột cho nó, các bác sĩ bắt buộc phải cạo lông ở chân và đùi của nó, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ, chúng sẽ có màu da như lúc sơ sinh, da đen ở phần lông đen, da trắng ở phần lông trắng đúng chứ.

Nhưng không, trên thực tế sau khi cạo da của chúng chỉ có duy nhất một màu đó là màu trắng nên bởi vậy, màu thật của gấu trúc là màu trắng, tại sao chúng lại xuất hiện màu lông đen?

Rốt cuộc thì ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen? - Ảnh 5.

Màu sắc thật của gấu trúc khổng lồ là màu trắng chứ không phải là đen như ngựa vằn.

Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học tại Trung Quốc lý giải bằng việc chúng tự tiến hóa, thay đổi để thích nghi với môi trường sống.

Do chế độ ăn uống của gấu trúc rất nghèo dinh dưỡng nên chúng không hề có khái niệm ngủ đông, thay vào đó chúng phải kiếm ăn quanh năm. Màu trắng giúp cho chúng ngụy trang tốt vào mùa đông có tuyết phủ còn màu đen giúp chúng ẩn mình dễ dàng hơn trong bóng râm sau khi mùa đông kết thúc.

Tuy nhiên, màu lông đen và trắng ở trên đầu của chúng lại không có tác dụng ngụy trang, thay vào đó, những dấu hiệu trên đầu của nó được dùng để giao tiếp.

Tai màu tối có thể giúp chuyển tải một cảm giác hung dữ, một lời cảnh báo cho những kẻ săn mồi. Mảng vá đen ở mắt giúp chúng nhận ra nhau hoặc tín hiệu gây hấn đối với đối thủ gấu trúc cạnh tranh.

Theo Đức Khương

Cùng chuyên mục
XEM