Rải tiền không tiếc tay cho hàng chục startup, thúc giục họ phải 'đốt' thật nhanh, mở rộng nhiều nhất có thể để thành số 1 bằng mọi giá, chiến lược 'liều ăn nhiều' của Masayoshi Son đang lộ rõ sai lầm?

09/09/2019 09:58 AM | Kinh doanh

Tham vọng dài hạn của nhà sáng lập kiêm CEO Softbank Masayoshi Son đang xung đột với những kỳ vọng trong ngắn hạn của phố Wall.

Softbank đang gặp trở ngại khó khăn nhất để có thể tìm thấy thành công cho quỹ Vision Fund trị giá 100 tỷ USD của mình đó chính là những thị trường đại chúng. Đó là nơi tham vọng dài hạn của nhà sáng lập kiêm CEO Softbank Masayoshi Son gặp xung đột với những kỳ vọng trong ngắn hạn của phố Wall.

Quỹ đầu tư Vision Fund của Son đã "rải" 70 tỷ USD để vỗ béo cho hàng chục công ty (chủ yếu là những công ty công nghệ tư nhân) để đặt cược lớn và cho họ sức mạnh di chuyển nhanh hơn. Trong những thông cáo báo chí đầu tiên của quỹ, Softbank đã giải thích rằng mục đích của chiến lược đầu tư này là giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của các doanh nghiệp sẽ là nền tảng cho cuộc "Cách mạng công nghiệp" tiếp theo, và đó là "những khoản đầu tư dài hạn có quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử".

Các nhà sáng lập luôn bị ám ảnh bởi sự nhấn mạnh của Son rằng phải di chuyển nhanh hơn, nỗ lực mở rộng và trở thành số 1 trong những lĩnh vực cốt lõi kinh doanh của họ, bằng bất kỳ giá nào. Son luôn khuyến khích các công ty đầu tư phải chiếm nhiều thị phần nhất có thể, sử dụng quy mô như một vũ khí cạnh tranh chiến lược của mình để đe dọa đối thủ.

Tuy nhiên, đầu tư dài hạn vào các công ty công nghệ đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi những công ty này không cần phải đặt ra những mục tiêu hàng quý cần đạt được cũng như không phải chịu sức ép từ các nhà đầu tư đại chúng để cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định. 

Thông tin trong tuần này cho thấy các nhà đầu tư đại chúng đang định giá WeWork ít hơn 25 tỷ USD sau khoản đầu tư mới nhất của Softbank hồi tháng 1 và định giá lúc đó là 47 tỷ USD. Có thể việc lên sàn của startup này sẽ không suôn sẻ như dự định của Vision Fund.

Dĩ nhiên, Vision Fund không phải là một chương trình từ thiện. Số tiền 100 tỷ USD được huy động từ bản thân Softbank, quỹ đầu tư nước ngoài Ả rập Saudi, rồi cả Apple, Qualcomm, Foxconn và Shark cùng tham gia. Bất kỳ đơn vị nào trong đó cũng đều muốn kiếm tiền. Và dĩ nhiên, lên sàn chính là cách tốt nhất để có thể thực hiện được nhu cầu đó.

Tuy nhiên, lên sàn chính là điểm yếu lớn nhất trong chiến lược dài hạn của Softbank. Uber – một khoản đầu tư khổng lồ khác của SoftBank (trị giá tới 7,6 tỷ USD) gần đây đã lên sàn và thu về kết quả đáng thất vọng. Softbank hiện lỗ hơn 600 triệu USD so với khoản đầu tư ban đầu vào Uber. 

Khoản đầu tư vào Slack dường như khá khẩm hơn: Công ty này được Softbank đầu tư 335 triệu USD từ năm 2017 – 2018 ở mức giá lần lượt 8,7 USD và 11,91 USD/1 cổ phiếu. Trong phiên giao dịch ngày thứ 6, giá trị số cổ phần của Softbank nắm giữ ở Slack đã đạt gần 1 tỷ USD. Nhưng sự thật là, giá trị của số cổ phần này đã giảm 30% kể từ khi Slack lên sàn và cổ phần giảm 8,8% vào ngày thứ 6, xuống còn 27,38 USD – mức thấp nhất của công ty, chỉ hơn một chút so với mức IPO.

Vẫn còn những tia hy vọng.

Một vài gã khổng lồ công nghệ như Amazon và Netflix có lịch sử thua lỗ triền miên trong nhiều năm tuy nhiên sau đó họ vẫn chứng minh được mô hình kinh doanh là đúng đắn. Có thể đây chỉ là khoảng thời gian khó khăn tạm thời và Uber, Slack hay WeWork sẽ trở thành những hiện tượng thành công trong vài năm tới. Dĩ nhiên, Uber, Slack và WeWork cũng chỉ là những ví dụ nhỏ trong số tất cả những công ty mà Softbank đầu tư và thậm chí như WeWork, họ mới chỉ chuẩn bị lên sàn.

Cũng phải thừa nhận thêm rằng, vẫn có những mâu thuẫn lợi ích giữa việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ giúp thay đổi thế giới và việc làm sao mang lại lợi nhuận ngay tức thì cho các cổ đông. Đó là một phần lý do tại sao CEO Tesla Elon Musk từng muốn đưa công ty tư nhân hóa trở lại mặc dù thị trường đại chúng đã giúp cổ phiếu Tesla tăng trưởng tốt mặc cho bê bối những dòng tweet của Elon vào năm ngoái. 

Có lẽ sẽ tốt hơn nếu như Softbank chịu tham gia vào những vòng huy động vốn sớm hơn mà không cần vội vã rót tiền ngay trước thềm các công ty lên sàn. Nếu có thời gian, họ sẽ không cần đặt nặng vấn đề phải tăng trưởng bằng mọi giá. 

Đầu tư vào các công ty công nghệ lớn đang là chiến lược chủ đạo trong 2 thập kỷ qua. Nhưng, phần lớn những ông lớn này không có những khoản đầu tư vốn phức tạp như WeWork và Uber. Có thể sự thay đổi từ Son sẽ là "tránh xa" những công ty tập trung vào đầu tư hạ tầng - những công ty đem lại thay đổi nhiều nhất đến thế giới - và chú trọng vào các công ty sử dụng những cơ sở hạ tầng đó để tạo ra sản phẩm.

Dĩ nhiên thay đổi tầm nhìn đó có thể làm chậm những tiến bộ của xã hội. Nhưng, hướng đi này sẽ tốt hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư lớn như Masayoshi Son

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM