Quảng Đông thất thế, Trùng Khánh mới chính là quán quân tăng trưởng của Trung Quốc

16/06/2016 13:31 PM | Kinh tế vĩ mô

Bất chấp đà giảm tốc của cả nước, Trùng Khánh đã khiến các tỉnh thành vốn là con cưng của Trung Quốc đặc biệt là Quảng Đông phải ngước nhìn với tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt 11% trong năm 2015.

Đối với Peng Jianhu, con sông Trường Giang chảy qua thành phố Trùng Khánh không chỉ là kỷ niệm tuổi thơ mà còn là nguồn lợi kinh tế lớn của đất nước. Dòng sông nối Trùng Khánh với các thị trường kinh tế sôi động miền ven biển cách đó khoảng 1.400 km về phía Đông.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định vị trí chiến lược của Trùng Khánh chính là một tài sản quốc gia, giúp kết nối Trung Quốc với phương Tây.

Nằm trong nỗ lực hồi sinh con đường tơ lụa , Trùng Khánh trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá của Trung Quốc đến khắp cả nước, tới Nga và thâm nhập cả vào thị trường châu Âu nhờ sở hữu hệ thống giao thông đa dạng gồm cả đường sắt, đường thuỷ và đường bộ.

Chiến lượng con đường tơ lụa phiên bản mới (mở rộng ra cả đường biên từ Đông Nam Á đến kênh đào Suez) nặng về phát triển cơ sở hạ tầng có thể khiến sản lượng dư thừa ngành thép và xây dựng Trung Quốc tăng lên. Tuy nhiên, Trùng Khánh lại là người hưởng lợi lớn nhất.

Phó giám đốc Cảng thương mại tự do thành phố Trùng Khánh nhận định: “Ngành logistic là mạch còn thương mại là máu. Trùng Khánh sẽ trở thành tụ điểm kết nối trung tâm châu Á với Đại Tây Dương."

Du khách đợi đi cáp treo trên sông Trường Giang, Trùng Khánh. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg
Du khách đợi đi cáp treo trên sông Trường Giang, Trùng Khánh. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Tuy nhiên, Trùng Khánh không chỉ là một người chơi trong ngành logistic. Thành phố này cũng đi đầu trong ngành sản xuất đồ công nghệ cao và tăng cường ứng dụng Robot vào dây chuyền sản xuất. Trùng Khánh là thỏi nam châm thu hút các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ và mối liên kết với 300 triệu khách hàng sống trong bán kính 1.200km.

Quán quân tăng trưởng của cả nước

Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của Thành phố 30 triệu dân đã đạt 11% - cao nhất cả nước. Ông Tập ca ngợi nhiều sáng kiến chính sách của thành phố bao gồm trợ cấp nhà ở và dỡ bỏ quy định cấm người định cư đã khuyến khích di chuyển lao động đến đây.

Thách thức của Trùng Khánh là duy trì tốc độ tăng trưởng bất chấp đà giảm của cả nước và sử dụng hệ thống sông ngòi, đường sắt giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của các tỉnh thành chưa phát triển vùng ven biển phía Tây.

Anh Peng Jianhu là một doanh nhân 59 tuổi và cũng là một trong những người giàu nhất Trùng Khánh. Anh đã từ bỏ một công việc ổn định ở nhà nước để thành lập một công ty dịch vụ tàu thuyền, đầu tư hàng triệu đô mua thuyền chở khách từ Trùng Khánh về các tỉnh ven biển.

Là một trong số những ngọn cờ đi đầu trong công cuộc cải cách thị trường được khởi nguồn từ chuyến thăm tỉnh Trùng Khánh năm 1992 của chủ tịch Tập, năm 1994 anh Peng bắt đầu công việc kinh doanh với 500.000 NDT (khoảng 60.000 USD ở thời điểm đó). Hiện nay, công ty của anh có giá lên tới 300 triệu USD.

Nỗ lực vươn ra biển lớn

Năm 2000 dưới sự ưu ái của nhà nước trong kế hoạch phát triển miền Tây Trung Quốc, nhiều chính sách đã được đưa ra theo đó khuyến khích dòng tiền đổ vào thành phố. Tuy nhiên năm 2013, cái tên Trùng Khánh đã bị nhuốm chàm bởi vụ tham nhũng của Bạc Hy Lai – cựu Bí thư Đảng ủy tỉnh Trùng Khánh.

Hiện nay, Trùng Khánh là ngọn cờ đầu trong sáng kiến con đường tơ lụa mới của ông Tập với dự án đường sắt được nhà nước cấp vốn nối liền Trung Quốc với Đức thông qua lãnh thổ Kazakhstan và Nga.

Dây chuyền lắp ráp tự động hoàn toàn tại nhà máy BOE tại Trùng Khánh. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg
Dây chuyền lắp ráp tự động hoàn toàn tại nhà máy BOE tại Trùng Khánh. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Sự phát triển của ngành vận tải đã thu hút hơn 50 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Trùng Khánh trong vòng 5 năm gần đây với sự góp mặt của nhiều ông lớn như hãng Ford và Hewlett-Packard. Tập đoàn công nghệ BOE trụ sở ở Bắc Kinh – một nhà cung cấp chất bán dẫn màn hình - đã chọn Trùng Khánh là địa điểm để xây dựng nhà máy lớn nhất của tập đoàn. Nhiều hãng sản xuất ô tô như Volkswagen và General Motors đang đưa nhà máy từ các tỉnh vùng ven biển như Quảng Đông đến Trùng Khánh và Vũ Hán.

Biến khó khăn thành lợi thế

Thị trưởng Trùng Khánh – ông Huang Qifan chính là người đã nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ từ chính phủ để dự án đường sắt của thành phố nhận được ưu đãi và có tính cạnh tranh nhờ chi phí rẻ hơn so với vùng phía Đông. “Chúng tôi đã biến khó khăn thành lợi thế”. Ông chia sẻ.

Các công ty ở địa phương đều được hưởng lợi ích từ thuế nhu nhập doanh nghiệp thấp cho toàn vùng miền Tây Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhằm thu hút nguồn lao động nhập cư, Trùng Khánh đã triển khai xây dựng 45 triệu m2 diện tích nhà ở cộng đồng – lớn nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc.

“Nhiều địa phương đã đến gặp chúng tôi và đặt vấn đề về việc di chuyển cơ sở kinh doanh của chúng tôi đến vùng của họ, nhưng không ai chân thành như quan chức của Trùng Khánh và họ cũng không có những chính sách thu hút như Trùng Khánh.” CEO Fu Zhiyun cho biets. “Tôi nghĩ rằng Trùng Khánh là một điểm sáng với hệ thống đường sắt phát triển và chúng tôi cũng đang suy nghĩ đến việc sẽ chuyển cơ sở đến đây trong tương lai.”

Bên cạnh đó, năm 2011 thị trưởng Huang đã cam kết đưa Trùng Khánh trở thành ngọn cờ đầu trong ngành robot và đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp robot năm 2020 sẽ đạt doanh thu 100 tỷ NDT. Hiện nay Trùng Khánh bán ra gần 3.000 con robot mỗi năm, trong đó nhiều con robot được chuyển đến Quảng Đông và các tỉnh thành ven biển.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM