Số phận và cái chết bất ngờ của logo vang bóng một thời - Logitech

31/07/2015 10:30 AM | Marketing

Sự phát triển của các các công ty kéo theo sự thay đổi của logo theo từng thời kì.

Nội dung nổi bật:

- Logitech - một công ty sản xuất thiết bị ngoại vi lớn nhất thế giới đã có tới 3 lần thay đổi logo.

- Logo đầu tiên do Timothy Wilkinson thiết kế năm 1988 có những đặc điểm nổi bật và đã được công ty sử dụng trong suốt 30 năm.

- Những câu truyện về cách mà Logitech có được logo của mình hay cách mà nhà thiết kế tạo ra nó thực sự là câu truyện thú vị và khác biệt. Qua đó cho chúng ta cách nhìn về mối quan hệ giữa người tiêu dùng và công nghệ đã phát triển qua 30 năm.


Vào năm 1988, Timothy Wilkinson một nhà thiết kế người Anh ở thung lũng Silicon đã được giao nhiệm vụ thiết kế một logo cho công ty sản xuất thiết bị ngoại vi lớn nhất trên thế giới: Logitech. Công ty đã sử dụng thiết kế của ông trong vòng 30 năm.

"Với bản thân tôi đấy là một điều kì lạ nhưng dù sao logo đó hoàn toàn xứng đáng với thời gian tồn tại của mình."

Khi ông ấy thiết kế logo này thậm chí ông không sở hữu cái máy vi tính nào, nhưng ông đã thể hiện được tầm nhìn của công ty trong tương lai nơi phần cứng được ví như phần mở rộng của cơ thể con người, như thế đã là đủ để gây ấn tượng mạnh.

Logo của Wilkinson vẫn tồn tại qua nhiều thập kỉ gắn với những thành công của công ty chỉ với hình khối không xác định, một con chuột hay một con mắt nguệch ngoạc. Tháng trước Logitech công bố logo mới và nhận dạng thương hiệu mang tên Logi và chấm dứt sự tồn tại của logo cũ đã tồn tại từ thập niên 80.

Những câu truyện về cách mà Logitech có được logo của mình hay cách mà nhà thiết kế tạo ra nó thực sự là câu truyện thú vị và khác biệt. Qua đó cho chúng ta cách nhìn về mối quan hệ giữa người tiêu dùng và công nghệ đã phát triển qua 30 năm.

Dưới vỏ bọc công nghệ

Logitech ngày nay không còn là biểu tượng của công ty công nghệ tương lai nhưng vào thập niên 1980 thì lại khác. Đó là công ty đầu tiên cho phép con người tương tác với màn hình máy tính thông qua cử động của bàn tay.

Hai đồng sáng lập là Daniel Borel và Pierluigi ZAPPACOSTA đã gặp nhau khi đang học tại khoa Khoa học máy tính của đại học Stanford vào năm 1970. Tên của công ty được đặt sau khi sản phẩm phần mềm của họ ra đời.

Cái tên Logitech bắt nguồn từ tiếng Pháp “logiciel” theo giải thích từ phía công ty.

Giống như nhiều công ty công nghệ khác, bộ đôi này muốn phát triển một phần mềm cho phép người dùng tương tác trực tiếp với máy tính. Để làm được điều này cần một thiết bị mạnh hơn bàn phím đó là con chuột.

Chúng ta phải cảm ơn Logitech vì nhờ nó mà chúng ta có cách tiếp xúc với máy tính một cách trực quan hơn. Cũng nhờ bán chuột máy tính mà Logitech đã có bước phát triển cực thịnh trong kinh doanh, thậm chí hãng còn cộng tác với công ty máy tính non trẻ là Apple.

Vào cuối thập niên 1980, Logitech đã bắt đầu tìm kiếm một logo. Họ đã tới thẳng thung lũng Silicon và khởi động dự án công nghiệp trẻ mà người sáng lập là người đã phát triển ngôn ngữ Snow White rất phổ biến của Apple.

Thung lũng Silicon là nơi Wilkinson đang làm việc khi gặp người sáng lập của Logitech. “Tôi thậm chí không hình dung được con trỏ trông như thế nào”, Wilkison nói, “con trỏ mầu đỏ ở góc ban đầu là một dấu cộng”. Thay vào đó ông đã nghe những người sáng lập nói về định hướng kinh doanh của họ. “Mô tả của họ về một tương lai trong đó Logitech đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người ngày càng dễ dàng trong việc tiếp xúc trực quan với máy tính”

Đó là tầm nhìn của tương lai nơi máy tính là thứ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, và nơi phần cứng được ví như phần mở rộng của cơ thể con người. Đó cũng chính là thứ Wilkinson muốn thể hiện trên logo của công ty. Ông đã vẽ bằng tay, trên một bảng vẽ, mô tả nó như một phần của tác phẩm điêu khắc, một phần mặt, với mặt cắt được lấy cảm hứng từ thiết kế của tạp chí chuyên đề của thập niên 1980 mang tên Emigré.

“Tôi đã cố gắng mang đến hình ảnh đại diện cho cả thể lực và trí lực vào trong thiết kế để mọi thứ được nhìn thấy có thể liên tưởng đến mọi phần của máy tính” ông giải thích.

Theo một nghĩa khác, thiết kế giống như một chữ khó đọc của người sử dụng giao diện đồ họa, với đôi mắt như một biểu tượng đại diện cho mối liên hệ giữa con người và màn hình máy tính.

Đó là một sự lãng mạn nhưng rất hiện đại, mô tả được sự thay đổi chóng mặt của công nghệ tại thung lũng Silicon những năm 1980. Frog đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế vào năm 1988, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Logo của Wilkinson mô tả sự lạc quan và chủ nghĩa lý tưởng hoàn hảo, với một mắt người như đang khảo sát thế giới xung quanh, con trỏ hướng lên trên như thể đang hướng tới tương lai.

Tám năm sau, Logitech đã mời lại Wilkinson để làm mới logo của mình. Cập nhật mới nhất vào năm 1996 đã cho thấy sự thay đổi trong phong cách thiết kế của thung lũng Silicon. Trông chúng trở lên có tổ chức hơn, mượt mà hơn và mềm mại hơn. “Đường cuốn màu be, gạch như con trỏ” Wilkinson nói, “giờ đây Logitech đã sản xuất ra được những sản phẩm đa dạng hơn với màu sắc sành điệu và nhiều khả dụng hơn”.

Bây giờ khuôn mặt con người trên logo cũ đã được thay thế bằng con chuột với mắt là điểm thể hiện sự kết nối giữa máy tính cá nhân với thế giới. Đó là suy nghĩ của Wilkinson về sản phẩm hiện tại của Logitech cung cấp, tức là tạo điều kiện cho các giác quan của con người đến gần hơn với hoạt động của máy tính.

Hiện tại ông biết đó là điều còn nhiều hoài nghi nhưng vào lúc đó thì thực sự đó là những điều mà ông cảm thấy.

Lớn mạnh, khác biệt và lạc quan

Logitech là một trong những công ty công nghệ phải trải qua nhiều biến cố trong vòng quay phát triển của máy tính cũng như sự thay đổi của logo từ khi nó bắt đầu hình thành. Vì vậy thật không khó để nhìn thấy logo của Wilkinson ở bất cứ đâu mặc dù logo đó đã bị khai tử.

Đó là điều dễ hiểu tại sao công ty muốn loại bỏ dấu hiệu nhân biết cũ và háo hức muốn đại tu logo vào tháng trước. Wilkinson tất nhiên đồng ý với sự thay đổi nhưng vẫn cảm thấy thắc mắc khi biểu tượng gắn với công ty trong bao nhiêu năm bị thay thế liệu có ảnh hưởng gì đến công ty sau này?

Tại sao Logitech lại đưa chữ “tech” lên tên của mình? Nó được giải thích rằng công nghệ là thứ có ở khắp mọi nơi và công nghệ sẽ trở thành một phần cuộc sống của con người giống như hơi thở vậy.

Tất cả các logo mới đều mang nhiều điểm chung với giao diện người dùng và các xu hướng thiết kế hiện đại.

Người ta có thể nhận thấy ngôn ngữ thiết kế của Google trong đó, đó là một thiết kế phẳng và đồng nhất. Nó làm nổi bật lên sản phẩm chủ lực của công ty Logitech, nơi mà chuột đã không còn hiện diện. Nó thể hiện một xu hướng mới nơi các nhà sản xuất đang sử dụng màn hình cảm ứng với thao tác trực tiếp bằng tay và nhận diện giọng nói. Logitech cũng phải thay đổi theo chiều hướng công nghệ đó.

Logo của Wilkinson thực sự cá tính và thể hiện được đặc trưng cho các sản phẩm của công ty Logitech đã từng sản xuất. Người ta đã dễ dàng nhận diện được nó trong vô vàn các logo của các công ty công nghệ khác.

Nhưng mỗi thời đòi hỏi một sự đổi mới khác nhau, Logitech muốn logo mới của mình đạt được thành công như những gì người tiền nhiệm của mình đã đạt được.

Không ai phủ nhận logo mới là tốt nhưng đối với những người hoài cổ vẫn có cảm giác nhức nhối khi nhớ về một phần của quá khứ khi bất chợt bắt gặp logo cũ của Logitech, một biểu tượng lớn mạnh, kì lạ và thực sự cuốn hút.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM