Quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam: Chỉ 23% doanh nghiệp hiểu đúng!
"Chỉ có khoảng 23% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hiểu về khái niệm, nguyên tắc quản trị doanh nghiệp đúng nghĩa", TheoTiến sĩ Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
- Ông đánh giá như thế nào về quản trị doanh nghiệp của Việt Nam?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong 6 nước ASEAN có mức độ phát triển tương đương gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, thì mức độ quản trị của doanh nghiệp Việt Nam thuộc mức thấp nhất.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong 6 nước ASEAN có mức độ phát triển tương đương gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, thì mức độ quản trị của doanh nghiệp Việt Nam thuộc mức thấp nhất.
Năm 2013, điểm quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam bình quân chỉ 42,5 điểm, trong khi Singapore 56,1 điểm, Malaysia 62,3 điểm, Thái Lan 67,7 điểm…
Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam không được đánh giá cao là khuôn khổ quản trị còn thiếu minh bạch, không phân biệt rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu với người điều hành. Chỉ có khoảng 23% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hiểu về khái niệm, nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp, đa phần vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm quản trị và quản lý điều hành.
- Theo ông, tại sao các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa quan tâm đúng mức về quản trị doanh nghiệp?
Chúng tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam không thấy được lợi ích giữa việc tách bạch hội đồng quản trị và vai trò điều hành quản lý của tổng giám đốc, các vai trò bị lẫn lộn.
Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt Nam không được đánh giá cao là khuôn khổ quản trị còn thiếu minh bạch, không phân biệt rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu với người điều hành. Chỉ có khoảng 23% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hiểu về khái niệm, nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp, đa phần vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm quản trị và quản lý điều hành.
- Theo ông, tại sao các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa quan tâm đúng mức về quản trị doanh nghiệp?
Chúng tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam không thấy được lợi ích giữa việc tách bạch hội đồng quản trị và vai trò điều hành quản lý của tổng giám đốc, các vai trò bị lẫn lộn.
Việc tách bạch giữa hội đồng quản trị và ban điều hành quản lý đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung nhiều vào lợi ích ngắn hạn, cho nên, vai trò quản trị của doanh nghiệp cũng bị hạn chế.
Bên cạnh đó, mặc dù về cơ bản chúng ta đã ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về quản trị doanh nghiệp, song khi triển khai, các văn bản dưới luật còn nhiều khái niệm chưa được cụ thể hóa, còn chung chung…
- Vậy làm thế nào để nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp, thưa ông?
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới có hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt: Trước hết cần đề cao tính độc lập của các thành viên, các vai trò của hội đồng quản trị, của tổng giám đốc. Hai là phải có cái nhìn dài hạn, đưa ra định hướng, thiết lập các quy định, luật chơi của doanh nghiệp và xác định trách nhiệm của những người trong luật chơi ấy. Ba là tính minh bạch và công khai thông tin, trong đó, phải thành lập ban kiểm soát để giúp cho hội đồng quản trị cũng như tổng giám đốc đánh giá tình hình công ty.
Đây là những vấn đề cần lưu ý nếu các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vai trò của quản trị doanh nghiệp.
- Vậy làm thế nào để nâng cao nhận thức về quản trị doanh nghiệp, thưa ông?
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới có hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt: Trước hết cần đề cao tính độc lập của các thành viên, các vai trò của hội đồng quản trị, của tổng giám đốc. Hai là phải có cái nhìn dài hạn, đưa ra định hướng, thiết lập các quy định, luật chơi của doanh nghiệp và xác định trách nhiệm của những người trong luật chơi ấy. Ba là tính minh bạch và công khai thông tin, trong đó, phải thành lập ban kiểm soát để giúp cho hội đồng quản trị cũng như tổng giám đốc đánh giá tình hình công ty.
Đây là những vấn đề cần lưu ý nếu các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vai trò của quản trị doanh nghiệp.
Trong đó, cần đặc biệt đề cao tính minh bạch và công khai thông tin. Bởi chính trách nhiệm giải trình và tính minh bạch thấp đã tạo rào cản cho các doanh nghiệp khi tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán cũng như vốn từ các ngân hàng thương mại.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng vai trò của ban giám sát, đặc biệt là giám sát độc lập. Hiện nay ở Việt Nam có tình trạng thành viên của ban giám sát nằm gọn trong ban quản lý, trong hội đồng quản trị, hoặc thành viên của ban giám sát có khi cũng là thành viên của hội đồng quản trị, thành viên của ban quản lý, khiến rất khó xác nhận lúc nào phải làm nhiệm vụ gì…
Cho nên, nếu doanh nghiệp muốn phát triển dài hạn thì buộc phải tập trung vào vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
>> IDG công bố giải thưởng Quản trị doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2014
Xin cảm ơn ông!
>> IDG công bố giải thưởng Quản trị doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2014
Theo Quỳnh Nga
Theo Báo công thương
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!