Muốn thành công: Hãy học cách chấp nhận thất bại
Có tới hơn 90% các công ty khởi sự gặp thất bại, sớm nhận ra điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị về mặt trí tuệ, cảm xúc và tài chính nếu doanh nghiệp của bạn chẳng may đứng bên bờ vực thẳm.
Chuẩn bị cho thất bại không khiến bạn trở nên tiêu cực hoặc hoang tưởng.
Thứ nhất, có một sự khác biệt lớn giữa việc chuẩn bị cho thất bại và nghĩ rằng bạn sắp thất bại. Trường hợp thứ hai khiến bạn chán nản cao độ và thui chột sự phát triển.
Trường hợp thứ nhất thì khác hoàn toàn, theo đó bạn trở nên thực tế và suy nghĩ chín chắn tất cả các khả năng có thể xảy ra. Trong nhiều trường hợp, nó thậm chí còn có thể khích lệ các doanh nhân tiến lên vì việc chuẩn bị tốt giúp bạn đẩy lùi sợ hãi và rào cản để tiếp tục tiến lên.
Luôn chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất và hình dung ra sự ảnh hưởng của nó đối với đội ngũ của mình và cách giảm nhẹ những ảnh hưởng đó.
Ví dụ, bạn cần nghĩ trước rằng: Nhỡ công ty mất một trong số những khách hàng lớn nhất thì sao? Điều đó có tác động thế nào tới dòng tiền của bạn, tinh thần của công ty và các nhà đầu tư sẽ nghĩ sao về triển vọng của công ty?
Thật khó khi nghĩ đến những trường hợp đó nhưng hãy tin rằng việc chuẩn bị cho nó là rất cần thiết. Trong một số trường hợp, chuẩn bị cho thất bại giúp bạn đoán trước những thách thức để có thể ngăn chúng xảy ra.
Thêm nữa, thành thật với bản thân và suy nghĩ về các thất bại tiềm tàng sẽ cho phép bạn nhận ra các sai lầm của bạn trong công ty để có thể sửa chữa nhanh hơn trong quá trình thực hiện.
Bạn sẽ trở nên khách quan hơn. Khai trương và điều hành một doanh nghiệp có thể đem lại cho bạn kinh nghiệm đầy cảm xúc.
Công ty là “đứa con” của bạn, và sau cùng nó là thứ bạn đã bỏ nhiều tâm sức và đam mê vào. Bắt bản thân chuẩn bị cho những điều xấu nhất có thể giúp bạn cân bằng mọi thứ.
Bằng cách nào? Chuẩn bị cho thất bại hãy nghĩ tới chiến lược thoát ra sẽ giúp bạn đỡ "bám dính" công ty. Nó sẽ buộc bạn phải nhìn vào thực tế và những khả năng không mấy dễ chịu (dù khó khăn đến đâu), từ đó giúp bạn phân tích tốt hơn và khách quan hơn.
Tách rời công ty một chút cũng giúp bạn nhìn xa hơn vì nó cho phép bạn nhìn công ty ở vị trí của nhà đầu tư và khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những ý tưởng hay thậm chí nhận ra các lỗi mà bạn không nhận thấy khi ở quá gần công ty.
Nhận ra rằng mình có thể thất bại sẽ giúp bạn luôn ở trên mặt đất. Thừa nhận khả năng thất bại sẽ ngăn bạn trở nên tự mãn.
Biết rằng ở bất cứ thời điểm nào doanh nghiệp của bạn cũng có thể rẽ sai hướng sẽ giúp bạn không ngủ quên trên vòng nguyệt quế, điều đó có nghĩa là bạn phải cố gắng nhiều hơn và không để thành công làm cho mờ mắt.
Đừng bao giờ trở nên tự hài lòng. Hãy nhớ rằng phải mất hàng năm mới tạo dựng được một công ty và một sai lầm đơn giản cũng có thể biến mọi thứ thành con số 0.
Đừng bao giờ bỏ qua điều này. Quan trọng là bạn phải tập trung và luôn khao khát.
Chuẩn bị cho thất bại sẽ khiến bạn dễ tiến lên hơn. Việc chuẩn bị có thể làm nhẹ bớt thảm họa trong trường hợp công ty bạn va phải đá.
Không ai muốn thất bại, nhưng ngay cả những doanh nhân thành công nhất cũng gặp nhiều thất bại. Đó đơn giản là một phần của cuộc chơi. Ai mà biết được? Có khi nó lại là nền tảng tạo nên thứ gì đó lớn hơn và tuyệt vời hơn.
>> Bạn dám chấp nhận thất bại bao nhiêu lần để thành công?
Thứ nhất, có một sự khác biệt lớn giữa việc chuẩn bị cho thất bại và nghĩ rằng bạn sắp thất bại. Trường hợp thứ hai khiến bạn chán nản cao độ và thui chột sự phát triển.
Trường hợp thứ nhất thì khác hoàn toàn, theo đó bạn trở nên thực tế và suy nghĩ chín chắn tất cả các khả năng có thể xảy ra. Trong nhiều trường hợp, nó thậm chí còn có thể khích lệ các doanh nhân tiến lên vì việc chuẩn bị tốt giúp bạn đẩy lùi sợ hãi và rào cản để tiếp tục tiến lên.
Luôn chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất và hình dung ra sự ảnh hưởng của nó đối với đội ngũ của mình và cách giảm nhẹ những ảnh hưởng đó.
Ví dụ, bạn cần nghĩ trước rằng: Nhỡ công ty mất một trong số những khách hàng lớn nhất thì sao? Điều đó có tác động thế nào tới dòng tiền của bạn, tinh thần của công ty và các nhà đầu tư sẽ nghĩ sao về triển vọng của công ty?
Thật khó khi nghĩ đến những trường hợp đó nhưng hãy tin rằng việc chuẩn bị cho nó là rất cần thiết. Trong một số trường hợp, chuẩn bị cho thất bại giúp bạn đoán trước những thách thức để có thể ngăn chúng xảy ra.
Thêm nữa, thành thật với bản thân và suy nghĩ về các thất bại tiềm tàng sẽ cho phép bạn nhận ra các sai lầm của bạn trong công ty để có thể sửa chữa nhanh hơn trong quá trình thực hiện.
Bạn sẽ trở nên khách quan hơn. Khai trương và điều hành một doanh nghiệp có thể đem lại cho bạn kinh nghiệm đầy cảm xúc.
Công ty là “đứa con” của bạn, và sau cùng nó là thứ bạn đã bỏ nhiều tâm sức và đam mê vào. Bắt bản thân chuẩn bị cho những điều xấu nhất có thể giúp bạn cân bằng mọi thứ.
Bằng cách nào? Chuẩn bị cho thất bại hãy nghĩ tới chiến lược thoát ra sẽ giúp bạn đỡ "bám dính" công ty. Nó sẽ buộc bạn phải nhìn vào thực tế và những khả năng không mấy dễ chịu (dù khó khăn đến đâu), từ đó giúp bạn phân tích tốt hơn và khách quan hơn.
Tách rời công ty một chút cũng giúp bạn nhìn xa hơn vì nó cho phép bạn nhìn công ty ở vị trí của nhà đầu tư và khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những ý tưởng hay thậm chí nhận ra các lỗi mà bạn không nhận thấy khi ở quá gần công ty.
Nhận ra rằng mình có thể thất bại sẽ giúp bạn luôn ở trên mặt đất. Thừa nhận khả năng thất bại sẽ ngăn bạn trở nên tự mãn.
Biết rằng ở bất cứ thời điểm nào doanh nghiệp của bạn cũng có thể rẽ sai hướng sẽ giúp bạn không ngủ quên trên vòng nguyệt quế, điều đó có nghĩa là bạn phải cố gắng nhiều hơn và không để thành công làm cho mờ mắt.
Đừng bao giờ trở nên tự hài lòng. Hãy nhớ rằng phải mất hàng năm mới tạo dựng được một công ty và một sai lầm đơn giản cũng có thể biến mọi thứ thành con số 0.
Đừng bao giờ bỏ qua điều này. Quan trọng là bạn phải tập trung và luôn khao khát.
Chuẩn bị cho thất bại sẽ khiến bạn dễ tiến lên hơn. Việc chuẩn bị có thể làm nhẹ bớt thảm họa trong trường hợp công ty bạn va phải đá.
Không ai muốn thất bại, nhưng ngay cả những doanh nhân thành công nhất cũng gặp nhiều thất bại. Đó đơn giản là một phần của cuộc chơi. Ai mà biết được? Có khi nó lại là nền tảng tạo nên thứ gì đó lớn hơn và tuyệt vời hơn.
>> Bạn dám chấp nhận thất bại bao nhiêu lần để thành công?
Theo Theo Học làm giàu/Entrepreneur
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!