9 lỗi kinh điển những khởi nghiệp viên thường mắc phải

21/11/2014 15:51 PM | Quản trị

9 lỗi được nhà sáng lập kiêm CEO Xenios Thrasyvoulou trang PeoplePerHour.com chia sẻ trên trang LinkedIn cá nhân của mình theo kinh nghiệm của cá nhân ông.

Nếu sắp xếp một cuộc gặp gồm vài doanh nhân trẻ tuổi trong một phòng thì chủ đề khá sôi nổi của họ mà bạn có thể nghe được là về khởi nghiệp. Không chỉ tại Việt Nam, khởi nghiệp là xu hướng chung của những người trẻ thế giới trong vài năm gần đây. Hiếm dự án khởi nghiệp nào thành công ngay từ lần đầu tiên mà thường gặp phải những lỗi chung phổ biến. Sau đây là 9 lỗi được nhà sáng lập kiêm CEO Xenios Thrasyvoulou trang PeoplePerHour.com chia sẻ trên trang LinkedIn cá nhân của mình theo kinh nghiệm của cá nhân ông:

1. Tuyển dụng quá nhanh

Là một doanh nhân, như một lẽ tự nhiên bạn háo hức muốn đi thật nhanh và xây dựng một doanh nghiệp thật lớn. Không chỉ có vậy điều này khiến bạn tự nhiên trở nên thiếu kiên nhẫn, và không nhận ra mình đang di chuyển nhanh ra sao. Nhưng tính kiên nhẫn lại là điều không thể thiếu trong việc định hình bạn là ai và tính thiếu kiên nhẫn là thói quen không phù hợp với công việc kinh doanh.

Chắc chắn bạn đang mắc sai lầm khi tuyển dụng một ai đó quá nhanh. Việc nghe theo trực giác là tốt nhưng bạn nên dành thêm thời gian để nghiên cứu trong quá trình tuyển dụng. Con người vốn là tài sản  quan trọng đối với một doanh nghiệp vì vậy hãy cẩn thận trong việc chọn tài sản về cho công ty của bạn, đặc biệt là khởi nghiệp.

2. Bỏ qua linh cảm

Xenios Thrasyvoulou viết: “Tôi ghét hối tiếc. Tôi thường không hối tiếc về một điều gì đó, nhưng tôi hối tiếc những lần đã không lắng nghe linh cảm của chính mình. Bất cứ khi nào tôi không lắng nghe theo linh cảm của mình, tôi luôn luôn ân hận về nó.” Linh cảm của những người sáng lập là một trong những tài sản quan trọng nhất của bất kỳ dự án khởi nghiệp hay doanh nghiệp nào. Hãy sử dụng và có đủ tự tin để bám theo nó.

3. Chỉ dựa vào trực giác của bạn

Bạn cần để bổ sung yếu tố linh cảm vào kỷ luật quản lý một cách thích hợp: Nhìn vào các con số, KPI và những chiến lược đã xây dựng và các kế hoạch. Điều này nghe có vẻ đi ngược với bản chất lãnh đạo bẩm sinh của nhiều doanh nghiệp nhưng lại là điều quan trọng và nó giúp cho việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn.

4. Lắng nghe người ngoài quá nhiều

Việc có người bên ngoài xung quanh bạn, đặc biệt là những người thông minh, là rất tốt. Nó cung cấp cho bạn cái nhìn mới mẻ và khách quan. Nhưng nó cũng dẫn tới việc đẩy bạn lùi lại một bước nếu không cân nhắc cẩn thận lời từ mọi người. Không ai hiểu những công việc kinh doanh tốt hơn so với người trực tiếp thực hiện, xây dựng nó như bạn. Vì là người khởi nghiệp, những nhà đầu tư hay doanh nhân thành công rất dễ làm bạn mơ hồ với tiền bạc hay thành công của họ, hãy chắc chắn những điều đó chỉ là một hạt muối nhỏ trong gia vị của bạn.

5. Xem mọi thứ như lẽ dĩ nhiên

Đặc biệt là những thứ đến từ việc đầu tư, hãy xem không có điều gì là lẽ hiển nhiên. Những nhà đầu tư vốn là người hay quên và lời hứa của họ thường đi trước khi tiền bạc được rút ra khỏi ví. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn có một kế hoạch dự phòng khi kêu gọi đầu tư cho một dự án khởi nghiệp.

6. Đánh giá thấp đối thủ cạnh tranh

Các doanh nhân tốt nhất là những người cạnh tranh khốc liệt và ít ảo tưởng. Họ nhìn các đối thủ cạnh tranh với rất ít sự kiêu ngạo và tràn đầy quyết tâm. Những người thua cuộc là người hả hê về các thành tựu của mình.

7. Không chịu buông bỏ

Nhiều doanh nhân đều gặp khó khăn tại thời điểm này hay thời điểm khác với việc buông bỏ. Họ có thói quen làm tất cả mọi thứ bởi chính mình. Họ có thể là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo và ám ảnh bởi chi tiết hay ít tập trung vào bức tranh lớn hơn.

Nhưng những điều kỳ diệu có thể xảy ra khi bạn buông vài thứ và thuê người làm việc cho chuyện kinh doanh của mình. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ, quan sát xung quanh, tìm thấy những điều bạn sẽ bỏ lỡ nếu ôm đồm quá nhiều việc, xây dựng đội ngũ của bạn, kiểm soát việc cạnh tranh và gặp gỡ mọi người.

8. Làm việc quá vất vả

“Tôi làm việc tất cả các thời gian. Ngay cả khi tôi không làm việc, tôi cũng suy nghĩ về công việc kinh doanh. Tuy nhiên, tôi cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc thoát ra được guồng quay công việc điên cuồng và làm những điều khiến tâm trí bớt căng thẳng. Đó là khi hầu hết các ý tưởng tốt nhất đến với tôi.”, CEO Xenios Thrasyvoulou

9. Quên việc tận hưởng hành trình

Cuối cùng có một điều không kém quan trọng: Có được sự vui vẻ là chìa khóa then chốt, đặc biệt là nếu bạn là một người sáng lập. Mọi người trong nhóm của bạn sẽ nhìn vào và phản chiếu lại chính bạn; một số sẽ cạnh tranh với bạn. Vì vậy, nếu bạn đang đau khổ, toàn bộ công ty của bạn cũng trở nên đau khổ. Nếu bạn lạc quan, họ sẽ làm theo bạn.

>> 5 sự thật đáng buồn về thành công và hạnh phúc

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM