Quá yên tĩnh thực ra lại khiến bạn làm việc kém năng suất hơn

24/03/2016 08:12 AM | Công nghệ

Thực tế, môi trường làm việc quá yên tĩnh khiến bạn suy nghĩ khô cứng và khó giải quyết vấn đề hơn.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Ravi Mehta, Juliet Zhu và Amar Cheema - 3 nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Illinois, Mỹ, một mức âm thanh môi trường vừa phải, khoảng 70 decibel, sẽ giúp tăng cường khả năng làm việc sáng tạo và tập trung, so với mức quá yên tĩnh – dưới 50 decibel.

Âm thanh khoảng 70 decibel này dễ dàng được tìm thấy ở các góc khuất của những quán cà phê hay tiếng TV nhiễu từ phòng khách dội vào phòng làm việc của bạn.


Một góc yên tĩnh trong quán cà phê chính là nơi lý tưởng để tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Một góc yên tĩnh trong quán cà phê chính là nơi lý tưởng để tập trung và làm việc hiệu quả hơn.

Với mức âm lượng cao hơn, khoảng 85 decibel trở lên và thường chứa quá nhiều thứ tạp âm trộn lẫn vào nhau, sẽ gây ra sự mất tập trung.

Khi làm việc trong một môi trường quá yên tĩnh, khả năng suy nghĩ của bạn sẽ sắc bén hơn, và do đó ngăn cản bạn làm việc một cách mềm dẻo, linh hoạt. Quá tập trung vào vấn đề đôi khi lại không phải cách để tìm ra lời giải một cách nhanh nhất – lý giải của nhóm nghiên cứu.

Tiếng ồn nhỏ lại có tác động tích cực tới việc mở rộng khả năng suy nghĩ, giúp bạn liên tưởng tốt hơn và có những suy nghĩ thuộc dạng “outside the box” (tạm dịch: tư duy vượt giới hạn).


Không gian làm việc quá tĩnh mịch chưa chắc đã hay.

Không gian làm việc quá tĩnh mịch chưa chắc đã hay.

Trong một nghiên cứu khác của nhóm này, màu sắc cũng đóng vai trò trong khả năng làm việc của bạn. Ví dụ như việc đổi nền máy tính thành màu xanh da trời sẽ giúp tăng khả năng làm việc sáng tạo, trong khi màu đỏ sẽ giúp bạn giải quyết các tác vụ cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Phòng làm việc rộng, thoáng đãng cũng là một yếu tố giúp con người suy nghĩ thoáng hơn.

Do đó, nếu cảm thấy mình đang làm việc không hiệu quả, hãy kiểm tra xem liệu bạn có đang ở trong môi trường quá yên tĩnh hay không?

Bạn có thể đọc toàn văn bài nghiên cứu tại đây (ngôn ngữ tiếng Anh).

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM