Phát hiện thú vị từ đội quân đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng

29/01/2022 22:00 PM | Xã hội

Theo sử sách, quân Tần dũng mãnh, thiện chiến, được trang bị đầy đủ vũ khí nhưng lại không đội mũ sắt hay áo giáp.

Việc thống nhất 6 vương quốc của nhà Tần dựa vào quân đội hùng mạnh và thể chế chiến tranh nông nghiệp, các tài liệu lịch sử còn ghi lại rằng, quân Tần rất dũng mãnh và thiện chiến, trên chiến trường thường trang bị vũ khí, mình trần ra trận, không đội mũ sắt hay áo giáp, những ghi chép như vậy đã được xác minh sau khi các tượng binh mã thời Tần được khai quật.

Tuy nhiên, cũng như phát hiện khảo cổ khác, những khảo cổ mới được phát hiện thường lật ngược những lí luận cũ, cuối cùng quân Tần vẫn đội mũ sắt mặc áo giáp sắt ra trận, chỉ là họ thường xuyên cởi bỏ những chiếc mũ sắt nặng nề để linh hoạt hơn, còn đối với tượng binh mã không đội mũ sắt, thực chất họ được sắp xếp theo đội hình nghi lễ chứ không phải đội hình hành quân. Điều này chứng minh rằng những bằng chứng khảo cổ học mới thường làm người ta thay đổi cách hiểu của lịch sử.

Xưa nay qua các tài liệu lịch sử, chúng ta biết rằng quân Tần dung mãnh, thiện chiến, ra trận không đội mũ sắt, cũng thường không mặc áo giáp, có câu nói "đội quân Tần không mũ". Đây là biện pháp cải cách chính trị của Thương Dương đối với nước Tần từ trước đến nay, thực hiện chế độ thăng chức khen thưởng quân sự một cách nghiêm ngặt, binh sĩ giết địch trên chiến trường lấy đầu địch làm chiến tích, làm cơ sở để phong chức tước. Hơn nữa, chức tước trong quân đội còn có thể cha truyền con nối, vì vậy, những người lính ra trận không cần dũng cảm tấn công kẻ thù.

Để hoạt động linh hoạt trên chiến trường, quân Tần khi ra trận thường cởi bỏ mũ sắt hoặc áo giáp. Sử sách Lục quốc chí còn ghi rằng quân Tần không đội mũ sắt kể cả áo giáp và khiêm chắn. Sau đó, tượng binh mã được phát hiện trong Lăng Tần Thủy Hoàng, thân tượng binh mã chỉ mặc áo giáp nhẹ bao quanh ngực và lưng, phần tóc được búi cao và không đội mũ, điều này hoàn toàn xác thực với những ghi chép về trang phục trên chiến trường của quân Tần trong sử sách, các nhà sử học quân sự cũng cho rằng quân Tần sử dụng "áo giáp nhẹ" cũng thành một cách hiểu.

 Phát hiện thú vị từ đội quân đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng  - Ảnh 1.

Một số mẫu giáp sắt binh lính nhà Tần khai quật được

Đến năm 1998, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một hố lớn trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, dài khoảng 130m, rộng 100m, là hố chôn lớn nhất trong khu lăng mộ với diện tích bằng 2 cái sân bóng đá. Sau khi khai quật một phần trong số diện tích đó, một số lượng lớn áo giáp làm bằng đá phiến đã được tìm thấy, hình dáng áo giáp cũng rất đa dạng, có nhiều sự thay đổi hơn so với trang phục của tượng binh sĩ.

 Phát hiện thú vị từ đội quân đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng  - Ảnh 2.

Một lượng lớn mũ sắt được tìm thấy trong quá trình khai quật

Các nhà khảo cổ học cho rằng nên sử dụng những trang phục khác nhau để phân biệt quân chủng và cấp bậc. Ví dụ, bộ binh, kỵ binh, lính lái xe sẽ mặc những trang phục khác nhau, sĩ quan và binh sĩ cũng không giống nhau.

Điều quan trọng nhất là phát hiện lượng lớn mũ sắt chế tạo tinh xảo ở trong hố này, số lượng mũ và áo giáp tương tự nhau và phân bổ đều, đó là trang bị mà người lính nào cũng có. Khảo cổ mới này được phát hiện đã lật ngược nhận thức của những người trước đây cho rằng quân Tần không đội mũ sắt.

 Phát hiện thú vị từ đội quân đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng  - Ảnh 3.

Không chỉ binh lính, ngựa chiến cũng được bảo vệ bởi lớp giáp sắt chắc chắn

Các học giả chỉ ra rằng, tượng binh sĩ được khai quật trong thời kì đầu có những chiếc xe ngựa trang trí lộng lẫy,binh lính không đội mũ mà chỉ mặc áo giáp nhẹ là đội quân bảo vệ vua Tần, có chức năng canh giữ, bảo vệ và chủ yếu phục vụ trong các nghi lễ.

Vì vậy, không nhất thiết cần mặc áo giáp nặng, ngoài ra, hố chôn ở khu vực bên ngoài lớn hơn là kho vũ khí để chứa vũ khí, đồ bảo hộ, vì vậy mũ và áo giáp được trang bị đầy đủ để phục vụ chiến đấu. Do khu lăng mộ có quy mô lớn, khi có nhiều cuộc khai quật được thực hiện trong tương lai, có thể có thêm nhiều khám phá mới lật đổ những nhận thức cũ.

Các mảnh giáp của áo giáp thời nhà Tần trong hố chôn này đều được làm bằng đá xanh được cắt mài tinh tế, cũng có những hình dạng khác nhau tùy theo các bộ phận khác nhau trên cơ thể, các mảnh giáp bằng đá có lỗ vuông hoặc tròn được nối với nhau bằng dây đồng làm cho các mảnh giáp chồng lên nhau và chặt chẽ hơn, các cạnh và các góc cũng được mài, nó giúp cho việc xếp các mảnh gọn gàng hơn. Ngoài binh lính, ngựa chiến và xe chiến cũng có đồ bảo hộ và các bộ phận kim loại.

Đối với khiên chiến đấu, số lượng khiên khai quật được rất ít, các nhà khảo cổ học hoang mang một thời gian, mãi đến lần khai quật lần thứ 3 hố 1 của tượng binh sĩ vào năm 2010, một chiếc khiên da được tìm thấy trong bùn. Các chuyên gia cho rằng quân Tần không sử dụng khiên, đó có thể là chiếc khiên được làm bằng da đã mục nát qua hàng nghìn năm nên còn lại số lượng rất ít.

 Phát hiện thú vị từ đội quân đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng  - Ảnh 4.

Một tượng đất nung binh mã dùng sản phẩm kỳ diệu của khảo cổ học

Một nền văn hóa kéo dài liên tục hàng nghìn năm như Trung Quốc, sự phong phú về lịch sử và các đề tài khảo cổ là có một không hai trên thế giới. Tuy nhiên, các ghi chép lịch sử thường không chính xác hoặc thiếu xót và các kết quả khảo cổ thường được sửa dụng để chứng thực, hai khía cạnh đó có thể bổ xung cho nhau. Đặc biệt là những di tích có lịch sử lâu đời như nhà Thương, nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán đều có ít tài liệu hoặc bị thất lạc do nhiều nguyên nhân, cần sự hỗ trợ của khảo cổ học. Ví dụ, việc phát hiện ra tượng binh sĩ ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện lăng mộ Mã Vương Đôi đã trở thành một khám phá khảo cổ vĩ đại nổi tiếng thế giới.

Mọi người cũng có thể tìm hiểu các chi tiết của khám phá khảo cổ học từ các ghi chép bằng văn bản, và đôi khi những khám phá khảo cổ học sẽ phá hủy nhận thức lịch sử hiện có của con người. Trong tương lai, sau khi mở rộng các cuộc khai quật khảo cổ học, chắc chắn sẽ có thêm nhiều bộ sử được chỉnh sửa hoặc đọc để chứng minh rõ hơn sự phong phú của 5000 năm văn hiến của Trung Quốc. Trong nghiên cứu khảo cổ học toàn cầu, e rằng không gì so sánh được.

Theo Tiến Trần

Cùng chuyên mục
XEM