Phát hiện những bộ áo giáp chiến binh kì lạ nhất trong lịch sử nhân loại tại Bắc Cực, làm bằng sừng tuần lộc
Các nhà khảo cổ Nga đã tìm thấy những bộ áo giáp chiến binh có niên đại 2.000 năm, nhưng điều đáng nói ở đây là tất cả chúng đều được làm bằng sừng tuần lộc.
Hầu hết những bộ giáp chiến binh trong lịch sử nhân loại đều được làm bằng kim loại như sắt, đồng, hợp kim thậm chí là vàng hoặc bạc.
Những mẫu vật được các nhà khảo cổ của Nga tìm thấy tại Bắc Cực.
Nhưng mới đây, các nhà khảo cổ Nga đã tìm thấy những bộ áo giáp chiến binh có niên đại khoảng 2000 năm tại Bắc Cực và tất cả chúng đều được làm bằng sừng tuần lộc và mang những họa tiết riêng mang dấu ấn cá nhân của chủ sở hữu.
Những bộ giáp cổ đại này được phát hiện trong tàn tích Ust-Polui ở phía bắc Siberia, được xác định vào khoảng thời gian từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Andrey Gusev, một nhà khảo cổ học tại Trung tâm nghiên cứu Bắc Cực thuộc Khu tự trị Yamal-Nenets ở Nga, cho biết: "Có khoảng 30 mảnh áo giáp được tìm thấy, chúng có những họa tiết, hoa văn và kích thước khác nhau, đi kèm với đó là những vật phẩm trang bị khác".
Mẫu vật lớn nhất của những bộ giáp này dài khoảng 23 - 25 cm, những cái khác dài 12 - 14 cm, tuy chúng mỏng hơn nhưng lại có nhiều họa tiết trang trí cầu kì hơn.
Hầu hết các mẫu vật đều có độ dài từ 12-14cm và khắc nhiều họa tiết mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ sở hữu.
Vào thời cổ đại, những mảnh giáp sừng tuần lộc này được suy đoán là gắn vào áo khoác da thú để giữ ấm và bảo vệ cơ thể tốt hơn. Các nhà khảo cổ cũng suy đoán rằng các mảnh giáp hình nón khác được tìm thấy có thể nằm trên mũ của những chiến binh này.
Từ những bức ảnh phục chế tổng hợp, Gusev cho rằng phong cách của bộ giáp này rất giống với phong cách thiết kế quần áo của người Kualai - một dân tộc đánh cá và săn bắn địa phương.
Hình ảnh phục dựng về bộ giáp
Trước đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một chiếc nhẫn 2.000 năm tuổi trong khu vực này. Chiếc nhẫn này được làm bằng đồng chất lượng cao với hoa văn đầu và chân gấu.
Đường kính của nó nhỏ tới mức không thể đeo vào ngón tay, vì vậy các nhà khảo cổ học đã kết luận rằng nó có thể được đeo vào vòng cổ để thể hiện niềm tin và sự tôn trọng đối với loài gấu của những chiến binh này.
Chiếc nhẫn được tìm thấy tại khu di chỉ khảo cổ.