2 đổi mới quan trọng trong Dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán
Dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đã được Bộ Tài chính hoàn thiện. Nhìn chung các ý kiến tham gia đều nhất trí với sự cần thiết, hình thức, nội dung của dự thảo Luật.
Những đổi mới căn bản
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, với nhiều điểm đổi mới mang tính đột phá, hướng đến mục tiêu tiệm cận chuẩn mực kế toán quốc tế - minh bạch thông tin, chấp nhận và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán của các nước trong khu vực và thế giới…
Giải trình của Bộ Tài chính đã chỉ ra những đổi mới căn bản trong dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung, trong đó có 2 đổi mới quan trọng, đó là quy định mới về hạch toán theo giá trị hợp lý và lưu trữ chứng từ, sổ kế toán trên phương tiện điện tử.
Về quy định hạch toán theo giá trị hợp lý, dự thảo Luật quy định cho phép áp dụng hạch toán theo giá trị hợp lý đối với một số loại tài sản có thể xác định được giá trị hợp lý, nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Qua đó, khắc phục hạn chế của Luật Kế toán hiện hành là quy định hạch toán theo giá gốc, điều này không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ phổ biến trên toàn thế giới việc hạch toán được thực hiện theo giá trị hợp lý (giá thị trường tại thời điểm đánh giá).
Đổi mới tiếp đến là quy định lưu trữ chứng từ, sổ kế toán trên phương tiện điện tử.
Quy định “hoặc được lưu trữ trên các phương tiện điện tử” cho phép đơn vị kế toán được lựa chọn áp dụng lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử, tuy nhiên phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về chứng từ điện tử cũng như phải đảm bảo tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị kế toán,… tiết kiệm được cả nhân lực và vật lực trong quá trình bảo quản, lưu trữ chứng từ.
Quy định rõ pháp nhân hành nghề kế toán
Bên cạnh 2 điểm mới quan trọng nêu trên, dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung cũng quy định rõ pháp nhân hoạt động kế toán so với trước đây.
Về xác định trách nhiệm của đơn vị kế toán, Bộ Tài chính cho rằng, các quy định cụ thể về thuê hoặc bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và lĩnh vực hoạt động sự nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định thuộc từng lĩnh vực.
Đồng thời theo quy định hiện hành của Luật Kế toán và xu thế phát triển hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán thì các đơn vị sự nghiệp được bố trí hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng. Vì vậy nếu quy định cứng vị trí kế toán, kế toán trưởng bắt buộc là công chức, viên chức sẽ không phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Tiếp đến là quy định loại hình doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kế toán, có một số ý kiến cho rằng, trong dự thảo quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ bao gồm 3 loại hình (Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân). Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp có quy định cả loại hình công ty TNHH một thành viên, là một loại hình doanh nghiệp tư nhân nhưng không được hoạt động dịch vụ kế toán là không hợp lý.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, do điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn cho phép doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty TNHH, tuy nhiên TNHH phải có điều kiện để tránh rủi ro (ví dụ phải có 2 thành viên là kế toán viên hành nghề, thành viên là tổ chức chỉ được góp vốn theo tỷ lệ nhất định do Chính phủ quy định...).
Nếu 1 thành viên (doanh nghiệp 1 chủ) thì đề nghị thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân - phải chịu trách nhiệm vô hạn, để tránh rủi ro và nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp về dịch vụ cung cấp.
Theo thông lệ quốc tế, không có loại hình doanh nghiệp kế toán là công ty cổ phần. Quy định hiện hành (Điều 41 Nghị định 129/2004/NĐ-CP) cũng chỉ cho phép doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoạt động dưới 3 hình thức là công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
>> Làm sao để đọc báo báo tài chính chỉ trong 1 phút?
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, với nhiều điểm đổi mới mang tính đột phá, hướng đến mục tiêu tiệm cận chuẩn mực kế toán quốc tế - minh bạch thông tin, chấp nhận và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán của các nước trong khu vực và thế giới…
Giải trình của Bộ Tài chính đã chỉ ra những đổi mới căn bản trong dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung, trong đó có 2 đổi mới quan trọng, đó là quy định mới về hạch toán theo giá trị hợp lý và lưu trữ chứng từ, sổ kế toán trên phương tiện điện tử.
Về quy định hạch toán theo giá trị hợp lý, dự thảo Luật quy định cho phép áp dụng hạch toán theo giá trị hợp lý đối với một số loại tài sản có thể xác định được giá trị hợp lý, nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Qua đó, khắc phục hạn chế của Luật Kế toán hiện hành là quy định hạch toán theo giá gốc, điều này không phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và thông lệ phổ biến trên toàn thế giới việc hạch toán được thực hiện theo giá trị hợp lý (giá thị trường tại thời điểm đánh giá).
Đổi mới tiếp đến là quy định lưu trữ chứng từ, sổ kế toán trên phương tiện điện tử.
Quy định “hoặc được lưu trữ trên các phương tiện điện tử” cho phép đơn vị kế toán được lựa chọn áp dụng lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử, tuy nhiên phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về chứng từ điện tử cũng như phải đảm bảo tiện dụng tra cứu trong quá trình lưu trữ và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị kế toán,… tiết kiệm được cả nhân lực và vật lực trong quá trình bảo quản, lưu trữ chứng từ.
Quy định rõ pháp nhân hành nghề kế toán
Bên cạnh 2 điểm mới quan trọng nêu trên, dự thảo Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung cũng quy định rõ pháp nhân hoạt động kế toán so với trước đây.
Về xác định trách nhiệm của đơn vị kế toán, Bộ Tài chính cho rằng, các quy định cụ thể về thuê hoặc bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và lĩnh vực hoạt động sự nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định thuộc từng lĩnh vực.
Đồng thời theo quy định hiện hành của Luật Kế toán và xu thế phát triển hoạt động hành nghề dịch vụ kế toán thì các đơn vị sự nghiệp được bố trí hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng. Vì vậy nếu quy định cứng vị trí kế toán, kế toán trưởng bắt buộc là công chức, viên chức sẽ không phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Tiếp đến là quy định loại hình doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ kế toán, có một số ý kiến cho rằng, trong dự thảo quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ bao gồm 3 loại hình (Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân). Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp có quy định cả loại hình công ty TNHH một thành viên, là một loại hình doanh nghiệp tư nhân nhưng không được hoạt động dịch vụ kế toán là không hợp lý.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, do điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn cho phép doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty TNHH, tuy nhiên TNHH phải có điều kiện để tránh rủi ro (ví dụ phải có 2 thành viên là kế toán viên hành nghề, thành viên là tổ chức chỉ được góp vốn theo tỷ lệ nhất định do Chính phủ quy định...).
Nếu 1 thành viên (doanh nghiệp 1 chủ) thì đề nghị thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân - phải chịu trách nhiệm vô hạn, để tránh rủi ro và nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp về dịch vụ cung cấp.
Theo thông lệ quốc tế, không có loại hình doanh nghiệp kế toán là công ty cổ phần. Quy định hiện hành (Điều 41 Nghị định 129/2004/NĐ-CP) cũng chỉ cho phép doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoạt động dưới 3 hình thức là công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
>> Làm sao để đọc báo báo tài chính chỉ trong 1 phút?
Theo Theo Bộ tài chính
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!