"Nữ Nhi Quốc" tại châu Phi: bất mãn với đàn ông, phụ nữ sống hạnh phúc cùng nhau!
Vùng Umoja được mệnh danh là “nữ nhi quốc” tại châu Phi. Đây là ngôi làng được gầy dựng bởi những người phụ nữ may mắn thoát ra khỏi những vụ bạo lực tình dục, bạo lực gia đình và hủ tục khắc nghiệt.
Jane chia sẻ rằng cô đã bị hãm hiếp bởi ba người đàn ông mặc đồng phục Gurkha. Cô đang chăn cừu và vác củi thì bị tấn công. "Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và không thể chia sẻ với bất kì ai. Họ đã làm những điều đồi bại với tôi", Jane nói với ánh mắt chất chứa sự đau khổ.
"Tôi bảo với mẹ chồng rằng tôi bị bệnh khi bà thấy tôi có những vết thương và dấu hiệu của trầm cảm. Tôi cũng được cho thuốc để uống nhưng không khỏi bệnh. Khi tôi nói với chồng về vụ hiếp dâm, anh ấy đã dùng gậy đánh tôi nên tôi đã cùng con bỏ đi và tới đây sống", cô bộc bạch trong nước mắt.
Cộng đồng những người phụ nữ sống cùng nhau tại làng Umoja trên đồng cỏ Samburu, phía bắc Kenya.
Jane là một trong số những cư dân của làng Umoja, một ngôi làng trên đồng cỏ Samburu, phía bắc Kenya, được bao quanh bởi hàng rào gai. Trong làng, dê và gà được thả rong. Những người phụ nữ ngồi làm đồ trang sức trên các tấm thảm tre để bán cho khách du lịch, bàn tay họ điêu luyện, nhanh thoăn thoắt.
Giữa trưa nắng, quần áo được phơi trên những túp lều làm từ phân bò, tre và cành cây. Đó là một ngày điển hình tại ngôi làng Samburu. Và một điều đặc biệt nhất ở đây đó là: không có đàn ông nào sống ở đây.
Ngôi làng được thành lập năm 1990 bởi 15 người phụ nữ sống sót sau vụ xâm hại tình dục của những người lính Anh. Dân số của Umoja ngày càng tăng, bao gồm bất kỳ phụ nữ nào thoát khỏi hôn nhân tuổi vị thành niên, hủ tục cắt xén bộ phận sinh dục nữ, bạo lực gia đình và hãm hiếp. Điều đáng nói là những hành động tàn ác bất công đối với người phụ nữ như vậy lại được coi là tiêu chuẩn văn hóa trong một cộng đồng.
Rebecca Lolosoli là người đồng sáng lập Umoja và là trưởng làng. Cô đang điều trị ở bệnh viện sau khi bị một nhóm người đàn ông đánh đập khi cô đưa ra đề nghị về một cộng đồng chỉ dành cho phụ nữ. Việc đánh đập để những người đàn ông ấy chứng minh rằng cô cần bị dạy cho một bài học về việc dám lên tiếng để đòi quyền lợi cho phụ nữ trong làng.
Người Samburu có quan hệ chặt chẽ với bộ tộc Maasai. Họ cùng nói ngôn ngữ tương tự nhau, sống trong nhóm từ 5 đến 10 gia đình và đều là những mục sư bán du mục. Văn hóa của họ mang đậm tính gia trưởng.
Trong các cuộc họp thôn, những người đàn ông ngồi trong một vòng tròn bên trong để thảo luận về các vấn đề quan trọng còn phụ nữ sẽ bị đẩy ngồi ở ngoài và phải có sự cho phép mới có thể đưa ra ý kiến. Các cư dân đầu tiên của làng Umoja đến từ các làng Samburu.
Dần dần, có thêm nhiều phụ nữ và cả các bé gái tới sinh sống. Họ học cách buôn bán, nuôi dạy con cái và quan trọng hơn cả là sống trong một môi trường không có sự phân biệt đối xử và bạo lực của đàn ông.
Hiện tại, có 47 phụ nữ và 200 trẻ em ở Umoja. Dù sống rất tiết kiệm nhưng họ chỉ có thể kiếm được thu nhập đủ để cung cấp thực phẩm, quần áo và chỗ ở. Các trưởng làng điều hành một khu cắm trại cách con sông chừng một cây số - nơi những nhóm khách du lịch safari nghỉ chân.
Nhiều người trong số những du khách này và cả những người đi qua khu bảo tồn thiên nhiên gần đó cũng ghé thăm làng Umoja. Để vào làng, du khách phải trả một khoản phí nhỏ gọi là phí vào cửa và du khách sẽ mua đồ trang sức do phụ nữ trong làng tự làm.
Lolosoli là cô gái cao và vạm vỡ với mái đầu được cạo và trang trí bằng những hạt cườm truyền thống của Samburu. Kể từ ngày lập làng, Lolosoli phải đối mặt với những mối đe dọa và tấn công liên tục từ những người đàn ông địa phương. Dù vậy, cô không hề nản lòng. Cô vô cùng tự hào về tất cả những gì cô và những người phụ nữ khác đã đạt được trong 25 năm thành lập làng.
Những người phụ nữ sống trong cộng đồng Umoja đều có ít nhiều kinh nghiệm liên quan đến việc đào tạo và giáo dục phụ nữ ở các làng Samburu lân cận.
Nói về tộc làng Samburu, trong lễ "beading", các cô gái nhận được sợi dây chuyền đầu tiên từ cha mình. Người cha chọn một nam "chiến binh" lớn tuổi để con gái mình có một cuộc hôn nhân tạm thời trong nghi lễ này. Việc mang thai bị cấm nhưng các biện pháp tránh thai lại không hề được áp dụng. Nếu cô gái lỡ có thai, những người phụ nữ trong làng sẽ cùng nhau "giúp" cô phá đi bào thai này.
"Chúng tôi vẫn thích đàn ông đấy thôi. Dù điều này không được chi phép ở đây, nhưng chúng tôi thật sự muốn có con, dù rằng không phải kết hôn vẫn được."
Dù trong làng toàn phụ nữ nhưng lúc nào cũng có tiếng đùa giỡn nô nức của trẻ con. Một người phụ nử trẻ trong làng chia sẻ: "Chúng tôi vẫn thích đàn ông đấy thôi. Dù điều này không được chi phép ở đây, nhưng chúng tôi thật sự muốn có con, dù rằng không phải kết hôn vẫn được."
Một người ngoài làng thì cho rằng việc sống thiếu đàn ông là điều không thể. Do đó, "nhiều người phụ nữ trong làng vẫn có con vì bị quyến rũ bởi những người đàn ông ở các thị trấn lân cận. Những người đàn ông đó hay xâm nhập vào làng vào ban đêm và lẻn vào túp lều của người phụ nữ đó."
Một người phụ nữ trẻ ở Umoja có đến 5 người con, mỗi đứa con mang dòng máu của những người đàn ông khác nhau. "Xét theo lệ làng, việc có con mà chưa kết hôn là không hay, nhưng nếu không có những đứa trẻ này thì chúng tôi chẳng còn là gì cả."
Có những người phụ nữ đã thoát khỏi những bạo lực và hủ tục nhưng vẫn muốn quay lại ngôi làng cũ của mình để có thể được hỗ trợ và giúp con cái được đến trường.
Jane đã đến Umoja để trốn thoát khỏi người chồng bạo hành của mình, sau khi cô bị người Gurkha hãm hiếp. Cô không có ý định tái hôn, nhưng cô vẫn mong con mình được tự do kết hôn với người chúng yêu thương.
Nhiều phụ nữ chia sẻ rằng họ không thể chịu được cảnh phải sống cùng đàn ông ở "nữ nhi quốc" này. Mary nay đã 34 tuổi, kể lại: "Năm 16 tuổi, tôi bị bán cho một người đàn ông 80 tuổi với giá của một đàn bò. Do đó, có chết tôi cũng không rời khỏi Umoja nửa bước."