Novaland trở thành tập đoàn BĐS tỷ đô, và đang toan tính gì?
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong quá trình phát triển nhanh Novaland phải đối diện với nhiểu rủi ro đặc thù của ngành. Tuy nhiên, bằng chiến lược của mình Novaland đang cho thấy là một trong những công ty có hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát rủi ro tốt nhất thị trường.
Tuần qua, thông tin tập đoàn Novaland niêm yết trên sàn chứng khoán, và công bố những thông tin đầu tiên của tập đoàn BĐS khá “bí ẩn” này khiến giới đầu tư địa ốc, dư luận rất quan tâm.
Với việc 589,37 triệu cổ phiếu NVL của Novaland sắp giao dịch trên sàn chứng khoán, với giá tham chiếu 50.000 đồng/cổ phần, thì vốn hoá của Novaland vào khoảng 29.468 tỷ đồng, tương đương 1,3 tỷ USD. Novaland sẽ trở thành doanh nghiệp bất động sản tỷ đô, có vốn hoá lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán chỉ sau Vingroup.
Trong 9 năm qua, Novaland là doanh nghiệp BĐS phát triển rất nhanh, sau 12 lần tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đến nay đã lên con số 5.963 tỷ, đồng thời đang đồng loạt triển khai 21 dự án lớn nhỏ.
Mới đây, nguồn tin Bloomberg cho biết Novaland đã bán hơn 10% cổ phần, trị giá 120 triệu USD cho 18 nhà đầu tư nước ngoài. thu về 120 triệu USD, tương ứng mức định giá vào khoảng 1,2 tỷ USD.
Cũng như nhiều doanh nghiệp BĐS lớn khác, tập đoàn tỷ đô Novaland cũng sẽ phải đối diện với nhiều rủi ro đặc thù của ngành. Theo Bản cáo bạch do Công ty chứng khoán SSI tư vấn, đã chỉ ra những rủi ro Novaland có khả năng gặp phải như tính thanh khoản, tiến độ dự án, huy động vốn và tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn chúng tôi mới đây, ông Phan Thành Huy, TGĐ tập đoàn Novaland đã khẳng định sự quan trọng của quản trị rủi ro, đội ngũ lãnh đạo cũng sẵn sàng chuẩn bị kỹ cho các tình huống xấu của thị trường. Trong đó, kế hoạch niêm yết cổ phiếu cũng là một trong những cách để quản trị rủi ro. Do vậy, Novaland luôn được xem là một trong những công ty được quản trị rủi ro tốt nhất hiện nay.
Trong số những vấn đề mà Novaland đang phải đối diện đó là tính thanh khoản của tài sản. Bởi sản phẩm BĐS có đặc thù từ lúc bán hàng đến lúc bàn giao cho người tiêu dùng thường mất từ 24-30 tháng, do đó việc chuyển từ tài sản sang tiền mặt là khá lâu, đặc biệt lúc thị trường suy giảm. Vậy công ty này đang làm gì để giảm thiểu rủi ro?
Bản cáo bạch cho thấy vị trí các dự án của Novaland đều rất đắc địa, thường là mua lại hoặc hợp tác đầu tư từ các DN khác. Cùng với việc bán trước cho người mua qua hợp đồng góp vốn của Novaland rất tốt nhờ đội ngũ kinh doanh hùng hậu. Do vậy, sản phẩm của Novaland có tính thanh khoản rất cao, chủ yếu là căn hộ trung và cao cấp diện tích 70-120m2, dao động từ 1,3 đến 5 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy Novaland chiếm tới 20% thị phần căn hộ tiêu thụ tại TP.HCM, 30% phân khúc trung và cao cấp. Cứ 10 người tiêu dùng thì có tới 2 người mua nhà của Novaland.
Tuy vậy, sau 2 năm bùng nổ của phân khúc này, hiện thị trường được cho là đang tiềm ẩn nguy cơ dư cung thì Novaland gần đây đã có động thái chuyển hướng phân khúc rõ rệt.
Chiến lược phát triển dự án gần đây của Novaland tiếp cận sang phân khúc nhà thấp tầng đô thị như Gold Park (Q9), Harbor City (Q8) 50ha, Palm Marina (Q9) gần 300ha, Lakeview City (30ha) và đặc biệt là gần đây lấn sân sang BĐS nghỉ dưỡng bằng việc thâu tóm dự án Sunrise Bay (Đà Nẵng) 180ha…chứ không còn riêng phân khúc căn hộ cao cấp. Các dự án này đều nằm trong giai đoạn phát triển 2016-2018 của Novaland.
Một vấn đề khác mà Novaland cũng đang phải toan tín các giải pháp cho mình, đó là tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện TP HCM có sự hiện diện rất nhiều thương hiệu phát triển BĐS lớn trong và ngoài nước như tập đoàn Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Him Lam Land, Tiến Phước, Phát Đạt, SSG, Keppel Land, Capitaland….
Đây đều là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Novaland với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm lâu năm. Dẫn đến sản phẩm của Novaland có thể tiêu thụ chậm lại, hoặc bị cạnh tranh về giá bán.
Novaland luôn là đơn vị phát triển doanh số bán bất động sản dẫn đầu thị trường.
Vì thế, Novaland luôn đề cao đến 4 yếu tố chính là liên tục thâu tóm quỹ đất sạch ở trung tâm bởi ai nắm quỹ đất sạch lớn thì người đó có lợi thế, sản phẩm duy trì ở mức giá vừa phải với diện tích và thiếu kế tối ưu từ 50m2 đến 120m2, huy động vốn dồi dào và phát triển và tự đào tạo đội ngũ bán hàng hùng hậu.
Trong khi đó, về tiến độ dự án, điều mà nhiều DN khác gặp phải khi bị ảnh hưởng bởi yếu tố giải phóng mặt bằng, tiến độ giải ngân vốn, vấn đề pháp lý…thì Novaland lại kiểm soát rất tốt điều này. Các dự án cuả Novaland luôn đảm bảo bàn giao đúng tiến độ, tạo nên được niềm tin cho người mua nhà.
Điều này là bởi Novaland phát triển dự án BĐS từ chiến lược M&A, nên quỹ đất sách luôn sẵn sàng để xây dựng dự án, tung sản phẩm ra thị trường nhanh chóng nhờ đội ngũ sale tự đào tạo hùng hậu tại 11 sàn giao dịch và 3 chi nhánh sàn giao dịch.
Đồng loạt triển khai 21 dự án lớn nhỏ cũng đang tạo nên áp lực vốn rất cao cho Novaland. Vì thế, Novaland đã tận dụng rất tốt từ nguồn từ người dân.
Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng 2016, cho thấy khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của Novaland đạt tới 5.569 tỷ (đây chính là tiền góp vốn vào dự án của khách hàng).
Hay như việc huy động vốn từ các nguồn khác như vay tổ chức tín dụng, phát hành cổ phần tăng vốn, vay nguồn vốn quốc tế…Bên cạnh đó, Novaland đã phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các dự án, thúc đẩy việc triển khai và bán dự án nhanh nhất có thể để tối ưu hóa dòng tiền, giảm thiểu các chi phí phát sinh cùng lãi vay.
Ngoài ra, diễn biến lãi suất những năm gần đây có chiều hướng giảm đã hỗ trợ đáng kể cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Novaland.