Những thói quen tưởng chừng vô hại những lại “hại vô chừng” đến sức khỏe tinh thần

26/09/2022 15:23 PM | Sống

Tiến sĩ Brock Chisholm, Tổng giám đốc đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng nói: 'Không có sức khỏe tinh thần, không thể có sức khỏe thể chất thực sự'.

Trong cuộc sống thường ngày, do cuộc sống quá bận rộn khiến chúng ta nhiều lúc bị cuốn đi mà bỏ quên đi việc chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Dưới đây là các thói quen vô tình đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của mỗi chúng ta!

mental-health-help-a-person-2020.jpg

Quá cầu toàn trong mọi việc

Theo đuổi sự hoàn hảo là một thói lành mạnh nhưng nếu tham vọng trở nên hoàn hảo nào diễn ra mọi lúc thì nó có thể làm suy yếu nỗ lực của bạn. Trong nhiều trường hợp, sự cầu toàn có thể đưa bạn tiến xa. Ví dụ, khi bạn đang phấn đấu để trở thành người cha hay người mẹ tốt nhất có thể, nêu tấm gương về kết quả làm việc, hoặc lên kế hoạch cho một sự kiện không chút sai sót. Nhưng trong sự nghiệp, tính cách này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy mà bản thân không mong muốn.

20211025_062133_384688_khac-phuc-tinh-cau-.max-1800x1800.jpg

Nhiều người đã bị lo âu và trầm cảm, một phần do việc tự phê bình thái quá và dựa trên thành tích để đánh giá giá trị bản thân - hai nét tính cách chủ yếu của người cầu toàn. Trong một nghiên cứu, thông qua nhiều phân tích với số người tham gia lên đến 57.000 người, giới nghiên cứu cho biết sự cầu toàn sẽ dẫn đến những triệu chứng tâm lý tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn ăn uống...

Tự “dằn vặt” bản thân quá mức, hay sống trong cảm giác tội lỗi

Bạn thường nhận mình là “ngu ngốc”  khi không thành công trong một nhiệm vụ và cho đó là một sự tự phê bình cần thiết để tiến bộ hơn. Tuy nhiên, nếu sự phê mình này trở nên thái quá thì sẽ trở thành dằn vặt và điều này lâu dài cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bên cạnh đó, những thói quen luôn coi bản thân là kẻ tội đồ, bao gồm phóng đại các vấn đề, nhận trách nhiệm tạo ra hoặc giải quyết các vấn đề ít liên quan đến bạn và từ chối tha thứ cho chính mình cũng là nguyên nhân cho rất nhiều vấn đề về tâm lý. 

tu-dan-vat-ban-than-1.jpg

Một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Personality and Individual Differences cho thấy rằng, tự dằn vặt quá mức, để bản thân sống trong cảm giác tội lỗi làm tăng các triệu chứng trầm cảm. Ngược lại, buông bỏ và sống bao dung sẽ tốt hơn cho sức khỏe tâm lý và khả năng phục hồi sức khỏe cao hơn. 

Lối sống ít vận động, tư thế ngồi sai

Lối sống ít vận động cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Sự kết hợp của các tác động về thể chất và tinh thần đến sức khỏe khiến lối sống ít vận động đặc biệt tai hại. Trong một nghiên cứu, người ta đã kết luận có sự liên quan giữa lối sống ít vận động, thiếu hoạt động thể chất với nguy cơ phát triển rối loạn sức khỏe tâm thần và tăng nguy cơ trầm cảm.

luoi-van-dong.jpg

Không chỉ có vậy, tư thế ngồi cũng có phần ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Theo một nghiên cứu được công bố trên trang Journal of Behavior Therapy and Experimental Psychiatry, chỉ cần ngồi thẳng lưng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. 

“Nghiện” mạng xã hội

Không gian mạng xã hội là một yếu tố vô cùng quan trọng ngày nay trong việc kết nối giữa người với người, các kênh như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, Tumblr, Zalo, Telegram… là các mạng xã hội mà giới trẻ ưa chuộng và sử dụng thường xuyên nhất hiện nay. Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. 

phone.jpg

Trang web của Unicef đã chỉ ra rằng việc thụ động sử dụng mạng xã hội ở mức không kiểm soát là không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu và thiếu ngủ.

Tổng hợp

Yến Trang

Cùng chuyên mục
XEM