Những sự trùng lặp giữa Brexit và bầu cử Mỹ năm 2016
Donald Trump đã từng dự đoán ngày 8/11 hôm nay sẽ là ngày “Brexit” phiên bản Mỹ.
Nếu điều đó xảy ra, thị trường tài chính đang bị mắc mưu.
Trên Twitter của Ladbroke Politics - đơn vị chuyên cá độ các sự kiện chính trị đang chỉ ra một sự giống nhau giữa Brexit và bầu cử Tổng thống Mỹ.
Có một sự tương đồng lớn về tính chất các cuộc bầu cử ở Anh và ở Mỹ đã được nghiên cứu chứng minh : sự ngờ vực của tầng lớp tinh anh, lo lắng về toàn cầu hóa và nỗi sợ hãi về dân nhập cư.
Ứng viên Đảng Cộng hòa – người đã tự tuyên bố bản thân là “Quý ngài Brexit” có thể nào sẽ làm nên một điều gì đó hay không?
Có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất, trên thị trường tài chính, biến động giá trước khi có kết quả bầu cử chính thức mà chúng ta đang nhìn thấy giống với thời điểm trước khi có kết quả chính thức rằng Anh sẽ rời EU. Thứ hai, một khác biệt lớn duy nhất giữa hai sự kiện này là: cuộc bầu cử ở Mỹ vẫn chưa kết thúc và số cử tri Mỹ là người thiểu số, da màu nhiều hơn hẳn so với cấu trúc cử tri của nước Anh hồi tháng 6.
Trong cả 2 sự kiện, thị trường tiền tệ là hàn thử biểu sát nhất của thị trường.
Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ vẫn cho thấy khả năng phản ứng nhanh nhạy và mạnh mẽ của mình đối với kết quả bỏ phiếu. Đồng bảng Anh giảm trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, nhưng lại tăng với tốc độ chóng mặt trong một vài phiên cuối cùng trước khi cử tri đi bầu. Điều này xảy ra tương tự đối với đồng peso Mexico – thước đo đáng tin cậy nhất trên thị trường tài chính đối với tương lai của Trump trong cuộc chạy đua và Nhà Trắng.
S&P 500 di chuyển với cùng một xu hướng trong cả 2 sự kiện.
Cũng giống như trước khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh diễn ra, S&P 500 tăng mạnh trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, đạt đỉnh 15 ngày. Và trong cả hai lần, chỉ số này lại tăng chỉ một vài ngày trước khi bỏ phiếu chính thức với khả năng bà Clinton hay phe “Ở lại” thắng thế. Hôm thứ 2, chỉ số S&P 500 tăng mạnh.
Gái vàng chuyển động theo cùng xu hướng trong cả hai sự kiện.
Giá vàng tương lai tăng mạnh trước khi cả hai sự kiện xảy ra do tâm lý sợ hãi lan tỏa trên toàn bộ thị trường, tuy nhiên sau đó giảm nhẹ với niềm tin sẽ không có nhiều biến động xảy ra.
Trong cả hai trường hợp, CBOE Volatility Index giảm xuống dưới mức 20 điểm trong ngày bỏ phiếu.
Chỉ số đo động biến động trên thị trường tăng mạnh hơn trong suốt vài tuần trước khi cả cuộc trưng cầu dân ý và cuộc bầu cử xảy ra và sau đó giảm nhẹ. Trong cả hai trường hợp, CBOE Volatility Index – thường biết đến VIX – giảm xuống dưới mức 20 điểm trong ngày bỏ phiếu.
Những diễn biến mới nhất càng khiến người ta nhớ đến Brexit. Chứng khoán giảm mạnh, vàng tăng giá.
Thị trường phản ứng khá tiêu cực đối với cuộc trưng cầu dân ý ở Anh để rời EU, mặc dù sau đó S&P 500 đã thiết lập được đỉnh mới chỉ trong chưa đầy 1 tháng sau khi bỏ phiếu. Tất nhiên, quá khứ không đảm bảo nói lên được điều gì cho tương lai.