Những sai lầm nghiêm trọng mà nhà nào cũng mắc khiến nồi cơm điện vừa nhanh hỏng lại còn dễ gây bệnh ung thư: Bỏ ngay nếu không muốn "tử thần ghé thăm"

10/01/2022 17:56 PM | Sống

Nồi cơm điện là một trong những vật dụng không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ vì những sai lầm tưởng chừng vô hại khi sử dụng lại khiến cho căn bệnh ung thư dễ gõ cửa và nồi hỏng phải thay liên tục.

Gần đây, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: "Sử dụng nồi cơm điện sai cách chính là chất xúc tác cho bệnh ung thư gan".

Làm thế nào mà những chiếc nồi cơm điện thân quen trong cuộc sống bỗng chốc trở thành "chất xúc tác" của bệnh ung thư? Nồi cơm điện có thực sự gây ung thư? Để làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thành phần chủ yếu của nồi cơm điện là gì nhé!

Nồi cơm điện gồm 5 bộ phận chính: vỏ nồi, thân nồi, thân nhiệt, xoong, bộ phận điều khiển. Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn là mặt trong xoong. Hiện nay, loại lót xoong của nồi cơm điện phổ biến nhất trên thị trường là loại lót nhôm. Nhôm kim loại có đặc tính làm nóng đồng đều và truyền nhiệt nhanh, là sự lựa chọn hàng đầu cho loại lót nồi cơm điện đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Ngoài nhôm, thép không gỉ cũng là vật liệu để làm xoong. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ, lòng nồi bằng sứ với hiệu suất nhiệt cao hơn cũng đã xuất hiện ở một số dòng nồi cơm điện cao cấp.

Điều đáng chú ý là do xoong làm bằng không thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên sẽ có một lớp phủ bảo vệ trên bề mặt. Vậy lớp sơn bên trong có gây hại cho sức khỏe không?

Những sai lầm nghiêm trọng mà nhà nào cũng mắc khiến nồi cơm điện vừa nhanh hỏng lại còn dễ gây bệnh ung thư: Bỏ ngay nếu không muốn tử thần ghé thăm - Ảnh 1.

Lớp phủ được sử dụng thường là perfluoropolyme (Polyme perfluorinated). Chất này vừa có tác dụng ngăn cản, vừa có tác dụng chống dính. Ảnh: Kepuchina.cn

Nhôm rất dễ kết tủa và xâm nhập vào thực phẩm trong điều kiện đun nóng và có tính axit. Ngoài ra, nếu nạp quá nhiều nhôm, hệ thần kinh có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, cần sử dụng lớp bọc để ngăn cách thức ăn và xoong.

Lớp phủ được sử dụng thường là perfluoropolyme (Polyme perfluorinated). Chất này có tính ổn định, bền với axit và kiềm, không độc và khó phân hủy. Nhiệt độ phân hủy của lớp phủ là trên 250 °C và nhiệt độ của nồi cơm điện thường không vượt quá 180 ° C trong quá trình sử dụng hàng ngày. Vì vậy, trong trường hợp sử dụng bình thường, và lớp phủ bên trong lòng nồi không bị bong chóc thì việc sử dụng nồi cơm điện sẽ không gây hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu lớp phủ màu đen bị bong ra từng mảng và xuất hiện những vùng loang lổ màu trắng, thì bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Bởi vì chức năng lớn nhất của lớp phủ là ngăn tiếp xúc trực tiếp giữa thực phẩm và xoong. Một khi lớp phủ bị mất đi sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc trực tiếp và sử dụng lâu dài có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí là ung thư.

Nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thì nhất định phải loại bỏ ngay 5 sai lầm khi sử dụng nồi cơm điện

Những sai lầm nghiêm trọng mà nhà nào cũng mắc khiến nồi cơm điện vừa nhanh hỏng lại còn dễ gây bệnh ung thư: Bỏ ngay nếu không muốn tử thần ghé thăm - Ảnh 2.

Lòng nồi bằng hợp kim nhôm có phủ lớp chống dính, không nên nấu trên bếp gas, bếp từ...Ảnh: Kepuchina.cn

1. Sử dụng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác

Lòng nồi cơm chỉ sử dụng trong nồi cơm điện, bạn không nên dùng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác như bếp hồng ngoại, bếp ga, bếp than, bếp điện từ… Vì điều này sẽ khiến cho lòng nồi bị biến dạng và giảm tuổi thọ, nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cơm khi bạn nấu trong những lần tiếp theo.

2. Không lau khô bề mặt tiếp xúc với khoang nồi

Nhiều người thường có thói quen sau khi vo gạo xong cho luôn vào khoang và cắm điện. Điều này thực sự có hại. Bởi vì lõi nồi có dính nước sẽ làm ướt mâm nhiệt gây nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện làm mất an toàn cho người sử dụng.

Lời khuyên: Nên lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt vào nồi cơm điện.

3. Hạn chế vo gạo trong lòng nồi

Để tăng tính tiện dụng, nhiều người có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và nghĩ rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính thì đây không phải là cách làm đúng.

Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, bong tróc. Các nhà khoa học Đan Mạch chỉ ra rằng, phần lớp chống dính này khi bị đun nóng trên 230 oC, xâm nhập vào máu có thể dẫn đến sự hình thành của tế bào ung thư.

Lời khuyên: Nên vo gạo bằng rá sau đó cho gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.

4. Hâm nóng cơm cũ

Nhiều người có thói quen lấy cơm nguội trong tủ lạnh cho vào nồi cơm điện, thêm một ít nước và bật nút nấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm này không được khuyến khích bởi vì việc hâm cơm nguội chung với nước sẽ sinh ra phản ứng, khi ăn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Lời khuyên: Bạn có thể sử dụng lò vi sóng để hâm cơm hoặc dùng cơm nguội để làm các món cơm chiên cũng rất ngon mà lại an toàn cho sức khỏe.

5. Nhấn nút "Cook" nhiều lần

Một số người có thói quen nhấn nút Cook nhiều lần để tạo ra lớp cơm cháy. Việc làm này sẽ khiến cho rơ le dễ bị lờn và hỏng, ảnh hưởng đến những lần nấu cơm tiếp theo.

Lời khuyên: Chỉ nên ấn "cook" 1 lần khi nấu.

Cách sử dụng nồi cơm điện an toàn và tốt cho sức khỏe

1. Tránh sử dụng quá lâu

Thời gian sử dụng hợp lý của nồi cơm điện là 3-5 năm. Đối với nồi cơm điện sử dụng lâu ngày lớp mạ bên trong lòng nồi sẽ bị bong tróc nhiều. Lúc này, chúng ta cần thay nồi cơm điện mới kịp thời tránh để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với lòng nồi nhôm bên trong. Bởi vì, nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

2. Vệ sinh đúng cách

Nồi cơm là thiết bị nấu mỗi ngày, nên sau khi sử dụng xong thì bạn cần vệ sinh thật kỹ các bộ phận của nồi cơm điện như gồm có lòng nồi, vỏ ngoài nồi cơm, van thoát hơi và khay hứng nước thừa… để loại bỏ kịp thời các chất cặn bẩn, nhằm mang lại chất lượng nấu cơm tốt nhất cơ thể. Bên cạnh đó, khi vệ sinh lòng trong của nồi cơm điện, bạn nên tránh sử dụng các vật liệu cứng. Bởi vì, dùng vật cứng để vệ sinh sẽ làm trầy xước và dễ gây bong tróc lớp mạ của nồi cơm điện.

3. Tránh sử dụng nồi cơm điện để nấu các món ăn có tính axit

Những sai lầm nghiêm trọng mà nhà nào cũng mắc khiến nồi cơm điện vừa nhanh hỏng lại còn dễ gây bệnh ung thư: Bỏ ngay nếu không muốn tử thần ghé thăm - Ảnh 3.

Lòng nồi bằng nhôm dễ kết tủa hơn trong điều kiện axit mạnh, có thể xâm nhập vào thức ăn và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh: Kepuchina.cn

Khi sử dụng nồi cơm điện, đặc biệt là nồi cơm điện có lòng nồi bằng nhôm, tránh nấu lâu và thường xuyên thức ăn quá chua. Bởi vì lòng trong của nồi cơm điện có một số khe hở lớp phủ mà mắt thường không nhìn thấy được. Ngoài ra, lòng nồi bằng nhôm dễ kết tủa hơn trong điều kiện axit mạnh, có thể xâm nhập vào thức ăn và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

4. Đặt nồi cơm ở vị trí phù hợp

Đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ẩm móc, bề mặt phẳng sẽ làm cho tuổi thọ của nồi cơm điện được lâu hơn. Đặt biệt, là không nên đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.

Tóm lại, nồi cơm điện sẽ không gây hại cho cơ thể khi sử dụng đúng cách và lớp sơn bên trong còn nguyên vẹn. Khi sử dụng nồi cơm điện có lòng nồi bên trong bằng nhôm, hãy luôn chú ý đến lớp sơn bên trong lòng nồi. Khi lớp phủ bị bong ra trên diện rộng, nên thay thế ngay lập tức.

Ngọc Nhi

Cùng chuyên mục
XEM