Những "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước nào được Chính phủ bảo lãnh nợ?

01/03/2017 17:28 PM | Kinh tế vĩ mô

Nợ bảo lãnh Chính phủ hiện đang ở mức 10,2% GDP trong đó phần lớn là những khoản bảo lãnh dành cho doanh nghiệp Nhà nước.

Nợ bảo lãnh Chính phủ hiện đang ở mức 10,2% GDP trong đó phần lớn là những khoản bảo lãnh dành cho doanh nghiệp Nhà nước.

Nói điều này trong buổi họp báo sáng 1/3, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết thêm, những đơn vị được Chính phủ cấp bảo lãnh nhiều nhất là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines),…

Chưa nói cụ thể mức bảo lãnh của từng đơn vị nhưng giải thích cho việc cấp bảo lãnh lớn cho các đơn vị trên, ông Hải cho rằng, các doanh nghiệp này bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh thì còn nhiệm vụ chính trị được giao.

Cũng theo ông, điều này không đồng nghĩa là các khoản bảo lãnh chỉ cấp cho doanh nghiệp Nhà nước. Một số ví dụ được ông nêu ra như các dự án của tư nhân về điện ở Quảng Ninh, thủy điện ở Thanh Hóa,..

Tuy nhiên, cũng theo ông, theo quy định mới được ban hành đầu năm 2017, các điều kiện về bảo lãnh sẽ được siết chặt lại. Theo đó, mức bảo lãnh Chính phủ theo quy định mới đã giảm từ 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án xuống còn không vượt quá 70%, tùy theo cấp độ quan trọng của chương trình, dự án. Ngoài ra, các mức phí bảo lãnh đã được điều chỉnh lại mới mức phí tối thiểu tăng từ 1,5%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh lên 2%/năm.

Những quy định này theo ông nhằm giảm dần tỷ trọng nợ được Chính phủ bảo lãnh.

“Chúng tôi ủng hộ doanh nghiệp tiếp cận các ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước để vay, không qua bảo lãnh Chính phủ,” đại diện Bộ Tài chính nói.

Ông Hải dự kiến, tới cuối năm 2020, nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP có thể ở mức không quá 10%./.

Những "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước nào được Chính phủ bảo lãnh nợ?

Theo Xuân Dũng

Cùng chuyên mục
XEM