Những mùa săn không hồi kết, Amazon đang "chảy máu" vì ngành thời trang tàn nhẫn

20/10/2016 14:09 PM | Sống

Là lá phổi xanh và nơi trú ngụ của rất nhiều loài động thực vật trên Trái đất, rừng Amazon đã và đang “chảy máu” bởi lưỡi dao, phát đạn của những kẻ săn bắn động vật hoang dã trái phép để lấy da, lấy lông phục vụ cho thời trang xa xỉ của giới nhà giàu.

Thế kỷ 20 có lẽ là một trong những thời kỳ đen tối nhất của những “cư dân rừng xanh, nước ngọt” tại lưu vực sông Amazon rộng lớn- lá phối xanh của Trái đất. Nỗi đau dường như vẫn còn đó sau bao năm tháng bị triệt hại khi ngành thời trang da và lông thú làm bùng nổ việc săn bắn trái phép tại lưu vực sông Amazon suốt thế kỷ 20 qua. Dòng sông vắng và hơn 23 triệu động vật bị sát hại trong vòng vài chục năm có lẽ chưa phải là con số chính xác!

Dày công tìm kiếm và khai thác hàng loạt các tài liệu lịch sử chưa được phân tích trước đây cùng với những hồ sơ vận chuyển chưa từng công bố, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Brazil, New Zealand, Mỹ và Anh đã cho thấy những dữ liệu giật mình về tác động khủng khiếp của ngành công nghiệp da và lông thú đối với rừng Amazon cùng hệ động thực vật sinh sống tại đây.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, ước tính khoảng 23 triệu động vật thuộc 20 giống loài động vật có vú đã bị giết hại và được vận chuyển bất hợp pháp tại miền Tây Amazon từ năm 1904 đến năm 1969.

Nhưng đây mới chỉ là số lượng mà nhóm nghiên cứu ghi lại từ báo cáo tại cảng đến. Bởi trong quá trình săn bắn, không ít động vật bị thương không được các thợ săn bắt lại, rất nhiều da thú bị thối rữa và loại bỏ trên đường đến nơi nhận hàng và một phần lớn được vận chuyển lậu để tránh thuế.

Cá sấu Nam Mỹ
Cá sấu Nam Mỹ

11 loài động vật bị săn bắn nhiều nhất bao gồm: rái cá lớn Nam Mỹ, rái cá Neotropical, cá sấu Nam Mỹ, chuột lang Nam Mỹ, lợn biển, báo đốm, mèo rừng Nam Mỹ, mèo rừng, lợn Peccary khoang cổ, lợn Peccary môi trắng và hươu sừng ngắn lông đỏ. Từ giữa năm 1930 đến năm 1970, giá trị xuất khẩu “đen” từ các loài động vật hoang dã này ước tính khoảng 500 triệu đô và được giao dịch chủ yếu ở các bang phía Tây Brazil của sông Amazon.

Những “mùa săn không hồi kết” trên lưu vực sông Amazon


​

Ngành thương mại tỉ đô trả bằng máu của các loài động vật hoang dã sông Amazon bùng nổ sau đà lao dốc thảm hại của giá cao su trên thị trường quốc tế vào năm 1912, khi những cây cao su hoang dã không đủ sức cạnh tranh với những nông trường cao su xuất khẩu màu mỡ của Malaysia.

Ban đầu, loài hươu sừng đỏ được liệt vào hàng ngũ tiên phong trong các cuộc săn động vật xuất khẩu. Tuy nhiên, do lợi ích từ việc xuất khẩu da và lông thú cho ngành công nghiệp thời trang xa xỉ mang lại quá nhiều lợi nhuận nên các loài động vật khác cũng dần dần trở thành mục tiêu tiếp theo của các thợ săn.

Hươu sừng đỏ Amazon
Hươu sừng đỏ Amazon

Nạn săn bắn động vật hoang dã đạt đỉnh trong Thế thứ II, khi người Mỹ ra công lùng sục cao su tự nhiên tại lưu vực sông Amazon để bù đắp lại nguồn cung cao su tại Đông Nam Á bị Nhật chiếm đóng. Kết quả là, hơn 80.000 người di chuyển tới lưu vực sông Amazon để khai thác mủ cao su và “tiện thể” săn bắn luôn cả động vật hoang dã ở khu vực này.

Nạn sắn bắn động vật hoang dã tại lưu vực sông Amazon đạt cao trào lần thứ hai khi thú săn lùng những món hàng thời trang lông thú như những xa xỉ phẩm trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mặc dù chính phủ Brazil đã chính thức ra lệnh cấm săn bắn vào năm 1967, những lỗ hổng về luật pháp vẫn cho phép bán kho hàng dự trữ các sản phẩm săn bắn trái phép.

Tình trạng xuất khẩu chui theo đó mà vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi Công ước về Thương mại Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) vào năm 1975 được phê chuẩn.

Cảnh sát môi trường kiểm tra 740 xác cá sấu bị tịch thu ở Amazon năm 2008 ((Reuters/Ney Mendes)
Cảnh sát môi trường kiểm tra 740 xác cá sấu bị tịch thu ở Amazon năm 2008 ((Reuters/Ney Mendes)

Tuy nhiên, nhu cầu về lông thú vẫn tiếp diễn “một cách kỳ lạ” vẫn nối gót qua những năm 1980 và chỉ đến Hôi nghị Thượng định về Trái đất tại Rio diễn ra vào năm 1992 thì dư luận Quốc tế cuối cùng mới quay lưng chống lại việc khai thác động vật hoang dã lấy da và lấy lông phục vụ ngành thời trang xa xỉ.

Động vật dưới nước mới là “mồi ngon”

Rái cá lớn Nam Mỹ
Rái cá lớn Nam Mỹ

Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy nạn săn bắn chỉ giảm khi số lương động vật hoang dã bắt đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ cũng nhận ra rằng, các loài thủy sản đã ghi nhận sự sụt giảm đáng báo động. Các loài động vật có vú và bò sát sống dọc các nhánh chính cũng như nhánh phụ của sông Amazon như rái cá lớn Nam Mỹ, rái cá Neotropical và cá sấu Nam Mỹ từng phải đứng trước bờ vưc tuyệt chủng- kém may mắn hơn các loài động vật có vú trên cạn như báo đốm, hươu và lợn Peccary khoang cổ

Vậy tại sao động vật dưới nước ở sông Amazon mới là mục tiêu béo bở của các thợ săn hơn? Câu trả lời cho nghi vấn này chính là khả năng tiếp cận.

Vùng ngập nước và sông chiếm khoảng 12% diện tích của khu vực Amazon, mà các thợ săn cũng có thể “du ngoạn” dọc các dòng sông như bất kỳ ai khác. Đặc biệt là rái cá hay lợn nước khó có thể tránh khỏi gặp con người vào mùa khô.

Báo đốm Nam Mỹ
Báo đốm Nam Mỹ

Trong khi đó, những loài động vật như báo đốm có thể dễ dàng phân tán vào các khu vực rừng núi rộng lớn và rậm rạp, xa con người. Những cánh rừng này chính là nơi trú ẩn của lượng lớn “dân cư sơn lâm” chưa bị khai thác và những loài động vật có thể thu hút được các loài động vật khác từng “mải rong chơi” mà đến quá gần con người. Các nhà sinh thái học gọi hiện tượng này là động lực nguồn chìm (Source-sink dynamics) hay “refuge-harvestable area”.

Trong 6 loài động vật trên cạn bị sắn bắn nhiều thì loài lợn Peccary môi trắng là đối tượng mục tiêu hơn cả. Bởi chúng thường hay di chuyển theo bầy đàn và do đó, dễ bị giết hàng loạt.

Và tuy các khu vực “refuge-harvestable area” đã giúp bảo vệ phần nào động vật hoang dã tại Amazon nhưng quần thể động vật vẫn có nguy cơ bị đe dọa về số lương mà nếu không có những biện pháp cứng rắn hơn, rất có thể chúng chỉ trong một thời gian không xa nữa thôi, nhiều loài động vật sẽ chỉ còn được nhìn thấy trong những cuốn sách màu bạc gáy.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM