Những căn nhà "chống nạng sắt" giữa phố cổ Hà Nội: "Ai dám đi vào cái ngõ này?"

16/07/2020 08:35 AM | Sống

Nhiều nhà dân trên phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bị sụt lún, tường nứt toác, kết cấu khung đứt gãy, nghiêng sang một bên kể từ khi chủ đầu tư thi công dự án khách sạn. Để tránh sập, những cột kèo chống đỡ được dựng lên.

Bước vào ngõ 26 Lý Thái Tổ, ông Vinh nói rằng "chẳng khác nào người đi trên dây". Lối đi vào nhà bị lật tung và bấp bênh, 2 bên tường chi chít vết nứt. Ông bật toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng, những mảng tường bong tróc dần lộ ra.

Căn nhà với tổng diện tích hơn 100m2, được chống đỡ bởi hàng chục cột kèo cao 3m. Nếu không có chúng, thảm họa có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 1.

Ông Vinh đứng trong căn nhà của mình, giữa hàng chục cột sắt.

Những căn nhà "chống nạng sắt" chờ sập giữa phố cổ Hà Nội. Thực hiện: Minh Nhân.

Nhà phố cổ "chống nạng sắt" chờ sập

Ông Trần Quốc Vinh, 64 tuổi, là cán bộ về hưu. Ông kể, từ tháng 10/2019, dự án khách sạn số 26 Lý Thái Tổ được tiến hành xây dựng. Sang tháng 2/2020, công nhân đào hầm, sâu đến 10 mét, trong khi nền đất của các hộ gia đình xung quanh chỉ 2m. Nhà ông Vinh nằm ngày kế bên công trường xây dựng, nên cứ thế rung lắc và lún sâu. Liên tục nhiều lần, độ lún "lớn lên" mỗi ngày.

Nhà bị sụt lún, tường nứt toác, kết cấu khung đứt gãy nghiêng sang một bên. Để tránh sập, chủ đầu tư đã cho người tới dựng hàng chục cột kèo trong các phòng. Kể từ ngày đó, cuộc sống của gia đình ông Vinh gồm 4 người, đều đã nhiều tuổi, đảo lộn hoàn toàn và không có thu nhập.

"Chúng tôi vừa bán tạp hóa, vừa dạy học. Nhưng rồi, học sinh không dám đến lớp, người mua hàng cũng không, vì họ sợ, ai dám đi vào cái ngõ này", ông Vinh nói.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 3.

Những vết nứt, sụt lún trong căn nhà giữa phố cổ.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 4.

Tình trạng nghiêm trọng đe dọa sự an toàn của người dân.

Sau nhiều lần kiến nghị, chủ đầu tư chuyển gia đình ông Vinh tới một nơi ở mới, để tạm sinh sống. Nhiều đồ đạc quan trọng phải mang gửi nhờ. Ban ngày, ông Vinh về trông nhà, giám sát xây dựng. Ông không dám vào nhà, chỉ đứng ngoài sân. Đến tối, ông rời đi. Vòng tuần hoàn cứ như vậy, đã nhiều tháng nay.

"Những cột sắt chống nhà cũng không phải giải pháp tốt. Nhà càng sụt xuống, thì những cột sắt cũng bị lún theo, có thể đổ sập bất cứ lúc nào".

Ông Vinh mong muốn, chủ đầu tư sẽ trả lại hiện trạng ban đầu của căn nhà, để cuộc sống sinh hoạt và nhịp làm việc của gia đình ông được quay lại như trước đây.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 5.

Gia đình ông Vinh đã quá quen thuộc với kiểu di chuyển cúi gập người, nhưng với người đến chơi nhà, một vài lần sẽ bị va đầu vào thanh sắt.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 6.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 7.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 8.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 9.

Hiện nay, gia đình ông Vinh đã chuyển sang nơi khác sinh sống, để tránh những hiểm họa tiềm ẩn.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 10.

Những cột sắt xếp chồng lên nhau giữ cho căn nhà không bị đổ sập.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 11.

Vết nứt trải dài mảng tường nhà.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 12.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 13.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 14.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 15.

Ông Vinh hy vọng chủ đầu tư sẽ sửa chữa, trả lại nguyên trạng ban đầu của căn nhà.

Sống tại ngõ 24 Lý Thái Tổ, ông Trần Văn Tranh, 65 tuổi, nhìn căn nhà 30m2, vừa mới sửa sang chưa được một năm, mà có đến 10 cột sắt "cố thủ". Thời gian đầu khi công trình vừa mới thi công, nhà ông Tranh bị rung lắc đến rụng cả đèn. Ông bị đứt tay mấy lần vì vết nứt trên tường nhà quá sắc.

Vợ chồng ông Tranh tính đi "sơ tán", nhưng lại không đủ tiền. Ông chỉ có cách đi thuê trọ, nhưng không có tiền đền bù, đành ở lại qua ngày, "đánh cược với số phận". Năm ngoái, họ dồn hết "gia tài" sửa sang căn nhà. Nhưng khi khách sạn bên cạnh thi công, "nhà mới" trông còn nguy hiểm và tồi tàn hơn trước.

Nhà bị nứt, sụt lún và vỡ tường. Mặt đất bị nghiêng và tách rời. Hôm thi công, trời mưa tầm tã, công nhân thi nhau đào hầm. Đến sáng hôm sau, ông Tranh tỉnh dậy, thấy tường nhà nứt đến nỗi tách hẳn ra, cửa ra vào còn không thể đóng. 10 cột sắt được chủ đầu tư dựng lên trong nhà ông, đục trần chống các thanh dầm, trông có vẻ an toàn đủ "đảm bảo tính mạng", nhưng bất tiện.

"Mấy tháng rồi, con cháu không dám lên chơi. Chúng nó bảo 'nhà ông nguy hiểm quá'. Chúng tôi cũng sợ cháu chạy nhảy bị va đập vào các thanh sắt, hoặc sự cố ập đến lúc nào không hay", ông Tranh chia sẻ.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 16.

Gia đình ông Tranh sống trong căn nhà gần 30m2, có 10 thanh sắt ở giữa.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 17.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 18.
Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 19.

Ông Tranh chỉ những vết nứt, sụt lún trong nhà mình.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 20.

Đến cả cửa ra vào cũng không thể đóng vào một cách tử tế.

Mấy ngày đầu tập làm quen với những thanh sắt giữa nhà, đêm đi ngủ, mỗi khi tỉnh giấc, ông Tranh lao đi phăng phăng "như thói quen", rồi cụng đầu đau điếng. Tuy chưa đến mức độ nghiêm trọng, nhưng ông không thể chịu nổi sự bất tiện thêm nữa.

"Khi dự án hoàn thành, bên chủ đầu tư nói rằng sẽ xem hiện trạng từng nhà, rồi cùng thảo luận biện pháp: hoặc khắc phục hoặc đền bù. Tôi hy vọng, mức đền bù phải thỏa đáng với những gì chúng tôi chịu đựng nhiều tháng qua", ông Tranh bày tỏ.

Sẽ sửa chữa nhà của dân sau khi thi công xong phần tầng hầm khách sạn

Đại diện chủ đầu tư khách sạn 26 Lý Thái Tổ cho biết, nguyên nhân khiến một số căn nhà xung quanh công trường bị sụt lún là do nền đất thi công yếu, cấu trúc những căn nhà đã có tuổi đời lâu năm.

"Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, chúng tôi đã thỏa thuận và lên phương án bồi thường, sửa chữa. Đồng thời chi trả tiền cho một số hộ dân bị ảnh hưởng nặng để thuê nhà, một số hộ khác bị nhẹ hơn cũng đã được bồi thường", vị này nói.

Ông Vũ Tuấn Phong - Phó Chủ tịch phường Lý Thái Tổ cho hay, đã cho 13 hộ gia đình bị ảnh hưởng tới làm việc. Trong đó, 9 hộ đã thỏa thuận được với chủ đầu tư. Dự kiến sau khi thi công xong phần hầm, chủ đầu tư sẽ tháo dỡ những cột chằng chống bên trong các căn nhà để sửa chữa lại cho người dân.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 21.

Gia đình ông Vinh sống ngay bên cạnh công trường xây dựng thuộc dự án khách sạn 26 Lý Thái Tổ.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 22.

Những vết nứt toạc chờ đổ sập nhiều tháng qua.

Những căn nhà chống nạng sắt giữa phố cổ Hà Nội: Ai dám đi vào cái ngõ này? - Ảnh 23.

Chủ đầu tư cam kết sẽ có phương án khắc phục, sửa chữa cho các hộ gia đình.

Đại diện Tổ xây dựng, trật tự của phường Lý Thái Tổ cũng thông tin, do phần nền đất tại khu vực xây dựng khách sạn yếu nên khi tiến hành thi công tầng hầm đã gây ra việc sụt lún xung quanh, ảnh hưởng đến cấu trúc nhà của các hộ dân.

"Công trình xây dựng khách sạn có giấy phép xây dựng nhưng trong quá trình thi công đã làm ảnh hưởng đến một số căn nhà liền kề. Chủ đầu tư cũng đã bàn bạc lại với người dân về phương án khắc phục, sửa chữa sau khi thi công xong phần tầng hầm của khách sạn", đại diện Tổ xây dựng, trật tự phường Lý Thái Tổ nói.

Minh Nhân

Cùng chuyên mục
XEM