Nhiều người không thích khi thấy người khác tốt lên, họ chỉ đổ tại "người ta thay đổi rồi", nhưng chính người bất biến mới là kẻ đáng sợ nhất

03/12/2018 09:42 AM | WeLearn

.Nhiều người đã quên mất những kế hoạch và ước mơ lúc mới ra trường, ước mơ lớn nhất lúc này của họ là tan làm sớm và không phải tăng ca

Có một người bạn từng nhắn tin cho tôi: "Bạn học của tớ đều lên sếp hết rồi, trong khi tớ vẫn còn đang đi tìm việc làm."

Lúc đọc tin nhắn này tôi có chút giật mình, bạn học của tôi có người đã trở thành nghệ sĩ dương cầm, có người nay đã thành đại gia, trong khi đó tôi vẫn mãi chưa thắng nổi bệnh trì hoãn, làm việc gì cũng không quyết tâm.

Tôi có cô bạn là thạc sĩ, từ nhỏ đã chơi đàn dương cầm. Hồi cấp ba, khi chúng tôi lên lớp học văn hóa, cô ấy đi tập đàn. Chúng tôi lên đại học, cô ấy đỗ vào học viện nghệ thuật. Khi chúng tôi bắt đầu tìm việc làm, cô ấy ra nước ngoài tu nghiệp. Bao năm trôi qua, chúng tôi đã chứng kiến cô ấy tham gia không biết bao nhiêu buổi hòa nhạc trên khắp thế giới. Đến khi gặp lại, cô ấy đã là thạc sĩ và cưới được một ông chồng cũng tài giỏi không kém. Giờ cô ấy đang cùng chồng đi du lịch vòng quanh thế giới.

Năm xưa chúng tôi đều nghĩ, làm nghệ thuật chẳng có tương lai, sinh viên các trường nghệ thuật phần lớn sau khi tốt nghiệp đều làm giáo viên. Nếu ai có thể làm giáo viên dạy dương cầm tại nhà là thu nhập cao lắm rồi. Chúng tôi không hề nghĩ rằng sinh viên nghệ thuật còn có một lối rẽ khác – nghệ sĩ dương cầm.

Những việc bản thân cảm thấy xa vời, người khác đều làm hết rồi.

Lúc mới tốt nghiệp, ai cũng thích so sánh với người khác, mình vào doanh nghiệp nhà nước trong khi bạn vào công ty tư nhân. Mọi người đều thích thể hiện, nếu được vào làm cho công ty lớn thì đúng là con đường phía trước được dát vàng. Giờ nghĩ lại mới thấy những suy nghĩ trẻ con ngày xưa thật đáng xấu hổ. Lúc đó chỉ cảm thấy vào được công ty lớn chứng tỏ bản thân giỏi giang, nhưng thật ra đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Vào làm không được bao lâu, đến khi bận tối tâm mặt mũi mới nhận ra bản thân chỉ là một con đom đóm dưới hào quang chói lọi của công ty lớn mà thôi, ánh sáng mờ nhạt, không có mình cũng chẳng sao.

Lúc mới tốt nghiệp, mọi người thi nhau kể về kế hoạch nghề nghiệp, nhưng thật ra đó chỉ là kế hoạch tìm việc làm. Rất nhiều người muốn ba năm sau sẽ đi du học về MBA, nhưng sau ba năm những người có thể tiếp tục chăm chỉ làm việc không oán trách chẳng còn bao người. Nhiều người đã quên mất những kế hoạch và ước mơ lúc mới ra trường, ước mơ lớn nhất lúc này của họ là tan làm sớm và không phải tăng ca.

Nhiều người không thích khi thấy người khác tốt lên, họ chỉ đổ tại người ta thay đổi rồi, nhưng chính người bất biến mới là kẻ đáng sợ nhất - Ảnh 1.

Bạn có cần phải chăm chỉ thế không? Cần chứ!

Hồi mới tốt nghiệp, ai cũng thích đi khắp nơi tham gia các hoạt động, quen biết với nhiều người, tự bản thân cảm thấy mình thật ngầu. Vì thế đi đến đâu cũng giả vờ tay bắt mặt mừng làm quen, chỉ sợ người khác không nhìn thấy mình. Bản thân luôn muốn giống như những nhân vật tầm cỡ trong các buổi thuyết giảng, nhưng lại lười biếng trên con đường hướng tới mục tiêu.

Tôi có một cậu em đồng nghiệp, gia cảnh bình thường nhưng rất cố gắng, làm gì cũng chăm chỉ. Tôi cùng các đồng nghiệp khác vẫn thường nói chuyện, cùng nhau ăn quà vặt mỗi khi tăng ca và nghĩ rằng về nhà càng muốn chứng tỏ mình càng chăm chỉ, chỉ có cậu ấy không bao giờ tham gia cùng chúng tôi. Trong công việc cậu ấy làm gì cũng tỉ mỉ đến từng chi tiết, bận tới nỗi không có thời gian về nhà.

Chúng tôi hỏi đùa cậu ấy: "Em có cần phải chăm chỉ vậy không?"

"Cần chứ, vì em không hiểu mà." Lần nào cậu ấy cũng trả lời chúng tôi như vậy.

Khi mới bắt đầu có các phương tiện truyền thông, cậu ấy nghiêm cứu H5 (tức HTML 5), trở thành người duy nhất trong công ty biết làm H5. Lúc Weibo mới nổi, cậu ấy cũng là người đầu tiên trong công ty tự mình học cách làm các ứng dụng thú vị trên đó. Lúc đó chúng tôi đều nghĩ cậu ấy là đồ ngốc, rõ ràng những việc khách hàng yêu cầu đều có thể thuê bên ngoài làm hộ, chẳng việc gì phải tốn công nghiên cứu như thế, chúng tôi đâu có chuyên về mảng này.

Sau đó cậu ấy nghĩ việc và tự mở một công ty truyền thông. Chúng tôi ai nấy đều cảm thấy tiếc nuối, rời khỏi công ty lớn như vậy, một mình vẫy vùng ngoài thương trường có khác nào tự dìm chết bản thân.

Đến khi gặp lại, cậu ấy đã mở công ty thứ hai, tiền vốn đầu tư lên đến cả trăm triệu tệ.

Cậu thanh niên trẻ tuổi hồi đó giờ vẫn cười ngô nghê: "Em vẫn không hiểu một số thứ, anh chị có thể dạy em được không, anh chị làm thế nào?"

Nhiều người không thích khi thấy người khác tốt lên, họ chỉ đổ tại người ta thay đổi rồi, nhưng chính người bất biến mới là kẻ đáng sợ nhất - Ảnh 2.

Thay đổi cả thế giới hoặc bị thế giới thay đổi!

Mọi người đều không thích tham gia các buổi họp lớp mỗi dịp nghỉ Tết, thực chất là do cảm thấy bản thân quá kém cỏi. Ngoài mặt thì nói mình không thích nghe người khác khoe mẽ, nhưng nếu bản thân làm tốt và có chút thành công thì có lẽ lại là người đứng ra tổ chức họp lớp cũng nên.

Cùng học một lớp với nhau, sau mười năm, có người thành đại gia nhiều tiền của, nhưng lại có người chỉ mỗi việc không đi làm muộn cũng chẳng xong.

Chúng tôi luôn cảm thấy, sự khác biệt khi lăn lộn trong xã hội là do cha mẹ tạo cho, bởi vậy chúng tôi bắt đầu kéo giãn khoảng cách đôi bên kể từ ngày đầu tiên bước vào xã hội. Có người mang hoài bão lại kiên trì, nhưng cũng có người nhiều lý tưởng mà lúc nào cũng chặc lưỡi thôi mai hãy làm. Thời gian trôi đi, tầm nhìn và hình mẫu của mỗi người cũng từ từ thay đổi.

Tầm nhìn là một thứ rất thần kỳ, càng giữ vững càng lớn, nó giống như ham muốn vậy, nhưng chỉ cần lơ là một chút sẽ thu nhỏ lại, đến nỗi một hạt cát nhỏ cũng không còn chỗ trong "tầm nhìn" ấy. Nhắc đến tên ngốc ngồi cùng bàn nay đã làm sếp, mọi người chỉ nghĩ: "Xùy, năm đó còn không qua nổi môn toán, giờ bảo cậu ấy làm tổng giám đốc còn lâu tôi mới tin."

Mọi người đều thích nhìn người khác bằng đôi mắt tĩnh, nhưng thật ra thứ tĩnh lại bất động ấy chính là bạn.

Mọi người đều không thích khi thấy người khác càng ngày càng tốt lên, lúc nào họ cũng nghĩ người ta "thay đổi rồi", thật ra người bất biến mới là đáng sợ nhất.

Chúng ta lăn lộn trong xã hội này, có lúc thăng lúc trầm, nên luôn mong muốn có người nào đó vực mình lên. Mỗi ngày chúng ta đều nhìn những tấm gương chăm chỉ miệt mài, hy vọng đó là liều thuốc giúp giữ vững tinh thần bản thân.

Thật ra, nội dung của những câu chuyện tự lực chỉ đơn giản nói về mấy yếu tố: kiên cường, dũng cảm, kiên trì, cần cù, vượt khó… Thứ chúng ta thiếu không phải những yếu tố tạo nên thành công của người khác, mà là sự thay đổi bản thân: bỏ tính trì hoãn, khắc phục lười biếng, có sự khoan dung và tự tin với chính mình.

Tôi đã từng viết một bài tổng kết về mười năm của bản thân, một đồng nghiệp hồi âm lại cho rằng: "Mười năm trước, tôi có thể tự mình lên bàn vẽ, miệng nhầm tính công thức, chế tạo ra máy móc tự động, là một thanh niên tri thức, mười năm sau, viết chữ phải tra điện thoại, tính tiền khi mua rau có phải bấm tay, kiếm tiền nhờ vào những thứ tôi không hiểu."

Bạn xem, mười năm trước chúng ta hô hào phải thay đổi thế giớ; mười năm sau chúng ta lại chính thế giới thay đổi.

*Trích nội dung cuốn "Giới hạn của bạn chỉ là xuất phát điểm của tôi", tác giả Mèo Maverick.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM