Nhiều người cho rằng ăn chay rất tốt, bác sĩ nói: 3 món chay sau sẽ dẫn bạn thẳng tới bệnh viện!

07/01/2025 19:00 PM | Sức khỏe

Hãy cẩn trọng khi sử dụng những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của bạn.

Có người cho rằng ăn chay có thể sống lâu hơn; có người cho rằng củ cải giống như "nhân sâm", ăn nhiều sẽ kéo dài tuổi thọ; người khác lại cho rằng dưa chua có thể ăn với cơm giúp giảm mệt mỏi, là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là sự thật.

Nhiều người cho rằng ăn chay rất tốt, bác sĩ nói: 3 món chay sau sẽ dẫn bạn thẳng tới bệnh viện!- Ảnh 1.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn nhiều một số thực phẩm chay không phải lúc nào cũng tốt hơn, thậm chí ăn quá nhiều thậm chí có thể gây ra những vấn đề sức khỏe không đáng có, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên.

1. Ăn quá nhiều củ cải

Củ cải có tính mát, chứa nhiều chất xơ thực vật và các thành phần dầu dễ bay hơi, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thanh nhiệt và giải độc. Tuy nhiên, khi con người tới tuổi trung niên, chức năng của lá lách và dạ dày giảm dần, ăn quá nhiều củ cải không những không mang lại lợi ích gì mà còn có thể gây tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí làm nặng thêm các bệnh về đường tiêu hóa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở người lớn tuổi lên tới hơn 40% và phần lớn nguyên nhân đều liên quan đến thói quen ăn uống không đúng cách.

Nhiều người cho rằng ăn chay rất tốt, bác sĩ nói: 3 món chay sau sẽ dẫn bạn thẳng tới bệnh viện!- Ảnh 2.

Là thực phẩm "giải nhiệt", củ cải, đặc biệt khi ăn sống, gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây chướng bụng, trào ngược axit, thậm chí loét dạ dày. Ngoài ra, củ cải còn chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ cao. Mặc dù tốt cho cơ thể nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa và thậm chí có thể dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng.

Đối với một số người sử dụng thuốc trong thời gian dài, củ cải cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và làm suy yếu tác dụng của thuốc. Vì vậy, tuy có nhiều người ví "củ cải tốt như nhân sâm", nhưng cái gì nhiều quá cũng khôgn tốt. Nên ăn củ cải theo chừng mực và tránh ăn củ cải sống.

2. Các nhiều loại rau củ muối chua

Rau muối chua chiếm vị trí quan trọng trên bàn ăn của nhiều người. Các món khai vị như dưa chua, kim chi, mù tạt không chỉ thơm ngon mà còn tăng cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn.

Tuy nhiên, đằng sau những món ăn ngon này lại tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe không thể bỏ qua. Đầu tiên, rau củ muối có hàm lượng muối rất cao, vượt xa lượng khuyến nghị hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày của mỗi người không nên vượt quá 6 gram, tuy nhiên một đĩa rau muối nhỏ thường chứa lượng muối cao gấp nhiều lần con số này.

Nhiều người cho rằng ăn chay rất tốt, bác sĩ nói: 3 món chay sau sẽ dẫn bạn thẳng tới bệnh viện!- Ảnh 3.

Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài không chỉ làm tăng nguy cơ cao huyết áp mà còn đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch và tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, việc nạp quá nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng đến cân bằng natri và kali, dẫn đến phù nề, suy giảm chức năng thận, thậm chí gây ra bệnh thận mãn tính. Dữ liệu y tế cho thấy những người tiêu thụ quá nhiều natri có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người ăn chế độ ăn ít muối.

Đối với người ở độ tuổi trung niên trở lên, chức năng trao đổi chất giảm sút và khả năng đào thải muối của cơ thể yếu đi. Lượng muối dư thừa bị giữ lại trong cơ thể dễ gây ra các vấn đề sức khỏe dây chuyền. Vì vậy, rau muối tuy ngon nhưng không thể trở thành món chủ đạo trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu bạn muốn giữ một sức khoẻ tốt.

Thứ hai, rau củ ngâm muối tạo ra một lượng lớn nitrit trong quá trình ngâm chua, đây là chất được công nhận là chất gây ung thư. Dùng lâu dài lượng lớn nitrit sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Các khảo sát dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở những người tiêu thụ thực phẩm ngâm trong thời gian dài cao hơn 20% -30% so với dân số nói chung.

Ngoài ra, rau muối chua sẽ bị mất rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C trong quá trình muối chua. Điều này có nghĩa là mặc dù dưa chua có thể ngon miệng nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng lại rất hạn chế. Đối với người lớn tuổi, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể không đủ, việc tiêu thụ dưa chua trong thời gian dài chắc chắn sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

3. Nạp các loại rau nhiều chất xơ

Các loại rau có nhiều chất xơ như cần tây, tỏi tây, măng,… đều rất được ưa thích trong các thực đơn ăn chay. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, giảm lượng đường trong máu và giảm cholesterol. Đây là một phần quan trọng của cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những người lớn tuổi, ăn quá nhiều rau củ giàu chất xơ có thể gây phản tác dụng.

Nhiều người cho rằng ăn chay rất tốt, bác sĩ nói: 3 món chay sau sẽ dẫn bạn thẳng tới bệnh viện!- Ảnh 4.

Trước hết, chức năng của hệ tiêu hóa ở người cao tuổi giảm dần, nhu động của đường tiêu hóa chậm lại, khả năng tiết dịch tiêu hóa cũng giảm đi. Tiêu thụ quá nhiều rau giàu chất xơ có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và thậm chí táo bón. Nguyên nhân là do quá nhiều chất xơ không thể phân hủy hoàn toàn trong ruột mà sẽ tích tụ, gây tắc nghẽn đường ruột.

Thứ hai, quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm. Những khoáng chất này có thể được bọc trong chất xơ và không được ruột hấp thụ hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến chứng loãng xương, thiếu máu và các vấn đề khác về lâu dài.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 30% -50% số người trên 65 tuổi mắc chứng khó tiêu ở nhiều mức độ khác nhau và việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ là một trong những nguyên nhân quan trọng.

Ngoài ra, rau nhiều chất xơ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc, đặc biệt là thuốc trị tiểu đường và thuốc hạ huyết áp. Nếu người cao tuổi uống thuốc trong thời gian dài và ăn nhiều rau nhiều chất xơ thì hiệu quả của thuốc có thể giảm đi rất nhiều, thậm chí còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm

Chế độ ăn uống cần được "cân bằng" với "lượng vừa phải" thay vì quá phụ thuộc vào một loại thực phẩm nào đó. Trước hết, việc ăn quá nhiều một số loại thực phẩm có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Ví dụ, ăn quá nhiều củ cải có thể làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, ăn quá nhiều rau muối có thể dẫn đến cao huyết áp và ung thư dạ dày, ăn quá nhiều chất xơ có thể gây tắc nghẽn đường ruột.

Thứ hai, khi tuổi càng cao, cơ thể con người có xu hướng giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Ăn quá nhiều một số loại thực phẩm có thể gây mất chất dinh dưỡng hoặc hấp thu không đủ, dẫn đến thiếu máu, loãng xương và các vấn đề khác.

Ngoài ra, có thể có sự tương tác giữa một số loại thực phẩm và thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và cản trở việc điều trị bệnh.

Vì vậy, nguyên tắc ăn uống lành mạnh cần chú trọng sự đa dạng và cân bằng, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một số loại thực phẩm, để trì hoãn lão hóa và giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh tật.


Trang Đào

Cùng chuyên mục
XEM