Người đạp xích lô trở thành tiến sĩ
Nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đều biết PGS-TS Trần Hoàng Ngân là một người hết lòng vì học trò, tận tụy với công việc; là người khởi xướng nhiều sân chơi lớn cho SV như Dynamic, sàn giao dịch ảo.
Nội dung nổi bật:
- Nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đều biết PGS-TS Trần Hoàng Ngân là một người hết lòng vì học trò, tận tụy với công việc; là người khởi xướng nhiều sân chơi lớn cho SV như Dynamic, sàn giao dịch ảo.
- Nhưng mấy ai biết tuổi trẻ của anh là một thời gian khổ từng lặn lội bán kem, báo báo, bánh mì dạo, thợ nấu chì và đạp xích lô để nuoi ước mơ đại học.
Nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đều biết PGS-TS Trần Hoàng Ngân là một người hết lòng vì học trò, tận tụy với công việc; là người khởi xướng nhiều sân chơi lớn cho SV như Dynamic, sàn giao dịch ảo... Nhưng mấy ai biết tuổi trẻ của anh là một thời gian khổ từng lặn lội bán kem, báo báo, bánh mì dạo và đạp xích lô.
Vòng xe xích lô nuôi ước mơ đại học
Đã hơn 11g trưa, giảng đường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vẫn kín chỗ, không khí lớp học sôi nổi. Chuông báo hiệu giờ học kết thúc đã lâu nhưng SV vẫn chưa muốn nghỉ. Mồ hôi ướt đẫm áo giảng viên, một nhóm SV vẫn chưa muốn “buông tha” vây quanh thầy hỏi han đủ thứ.
“Giờ học môn thanh toán quốc tế của thầy Ngân hiếm khi nào nghỉ đúng giờ, thầy dạy hấp dẫn lắm”, một SV nói. Gạt mồ hôi trên trán, TS Trần Hoàng Ngân cười nói: “Lúc nào giảng xong cũng ngồi lại chút để giải đáp thêm những thắc mắc của SV. Lúc này sức khỏe của tôi tốt lắm rồi, chứ mấy năm trước tưởng chừng không thể vượt qua”.
Mười mấy năm qua, TS Trần Hoàng Ngân vừa dạy vừa chống chọi với bệnh tật. Đó là hậu quả của một “tuổi thơ dữ dội”. Mê học nhưng nhà quá nghèo, lại đông anh em nên ngay từ lớp 3, cậu bé Ngân đã ôm thùng kem, bánh mì, báo đi khắp các ngõ hẻm của TP.HCM để bán. Chưa tròn 9 tuổi thì mẹ mất, các anh chị đi kinh tế mới, Ngân đã là trụ cột trong gia đình, phụ cha nuôi ba em nhỏ.
Cậu học trò lớp 8 đã thành một thợ nấu chì. Và với công việc này, Ngân đã tìm tòi, nghiên cứu cách pha axit, trộn bột chì tái sinh để chế ra những tấm lắc bình ăcqui. Căn nhà lụp xụp trong khu xóm chì bên bờ kênh Đen (Q.8, TP.HCM) của Ngân thành “xưởng” sản xuất tấm lắc ăcqui làm từ bột chì tái sinh, lò nấu chì suốt ngày đỏ lửa và chính cuộc mưu sinh vào đời sớm này đã làm Ngân bị nhiễm độc chì rất nặng.
Vất vả vậy nhưng Ngân vẫn tốt nghiệp thủ khoa Trường Lương Văn Can (Q.8) và thi đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Đó cũng là lúc bệnh do nhiễm độc chì bắt đầu bộc phát nặng hành hạ cơ thể anh, phải liên tục vào viện.
Đành chia tay “nghiệp nấu chì” nhưng để có tiền trang trải con đường ĐH, Ngân chuyển sang đạp xích lô. Mỗi chiều, bạn bè SV trong khoa tài chính ngân hàng đều thấy Ngân gồng mình trên chiếc xích lô cũ mượn của người anh rể. Chiếc xích lô lại theo Ngân đi khắp nơi trong thành phố, bắt khách đến tận nửa đêm, đến lúc về nhà ngả lưng cũng là lúc tranh thủ lật sách vở ra chuẩn bị bài ngày mai.
Ngân nhớ lại: “Ban đầu cũng mặc cảm với bạn bè trong trường nhưng tôi đã nhanh chóng vượt qua, bởi tôi đi đạp xích lô là để nuôi ước mơ ĐH, đâu có gì là xấu”.
Năm 1992, khi biết tin nông dân phải vay vốn sản xuất với lãi suất 10-15%, Ngân tập trung nghiên cứu chủ trương cho vay vốn sản xuất đến hộ sản xuất nông nghiệp. Thủ tướng ra thông báo cho hộ sản xuất nông nghiệp vay không cần tài sản thế chấp, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn còn do dự.
Anh liền “bay” về ĐBSCL để thu thập số liệu nghiên cứu thực hiện đề tài “Tín dụng nông thôn VN” và khẳng định đây là chủ trương đúng và cần nhanh chóng nhân rộng. Một cánh cửa về vốn mở ra với hàng triệu nông dân.
Trong nghiên cứu khoa học về “Hoạt động của hệ thống hợp tác xã tín dụng là không phù hợp với kinh tế VN”, Ngân đưa ra giải pháp hợp nhất các hợp tác xã tín dụng thành ngân hàng cổ phần và từ đó tiếp tục nghiên cứu sâu về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. Đây cũng là công trình nghiên cứu luận án TS của anh.
Những phương thức thanh toán hiện đại mà bây giờ xã hội đang áp dụng như ngân hàng điện tử, thẻ thanh toán, máy ATM... đã từng có cách nay hơn 10 năm trong luận án TS của anh.
“Quậy” cùng SV
Ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, TS Trần Hoàng Ngân là người mang đến nhiều sân chơi học thuật mới mẻ cho SV. Những bài giảng của anh luôn tràn ngập thông tin thực tế, sống động, luôn cuốn hút SV.
Những năm đầu làm giảng viên, anh nhận thấy trong khi nhu cầu về vấn đề thanh toán quốc tế cho hoạt động xuất nhập khẩu ở VN phát triển, SV kinh tế lại chưa được học môn thanh toán quốc tế. Giảng viên trẻ Trần Hoàng Ngân cứ lúc nào rảnh là đến các ngân hàng, công ty xuất nhập khẩu để tìm hiểu thực tế.
Anh còn đến gõ cửa Ngân hàng Crédit Lyonaire (ngân hàng của Pháp tại VN) xin tài liệu nghiên cứu soạn thảo môn thanh toán quốc tế và đưa vào giảng dạy. Anh nói: “Tôi mong muốn SV đều làm tốt được những gì đã học và được học từ thực tế”. Hầu như tuần nào anh cũng đến vài ngân hàng, gom nhặt những thông tin thực tế, mới mẻ nhất mang về cho SV và tăng tính ứng dụng cho những công trình nghiên cứu của anh.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân sinh năm 1964, hiện là trưởng khoa ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. 30 tuổi anh lấy bằng tiến sĩ, 38 tuổi được phong hàm PGS (là PGS trẻ nhất nước thời điểm đó).PGS-TS Trần Hoàng Ngân sinh năm 1964, hiện là trưởng khoa ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. 30 tuổi anh lấy bằng tiến sĩ, 38 tuổi được phong hàm PGS (là PGS trẻ nhất nước thời điểm đó).
Cách nay hơn sáu năm, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa vào giảng dạy môn học thị trường chứng khoán. Là người trực tiếp giảng dạy môn học mới mẻ này, Ngân nhận thấy SV gặp nhiều khó khăn để tiếp cận thực tế thị trường chứng khoán, nên đã cùng nhóm SV lớp kinh doanh tiền tệ K.22 nghiên cứu tư liệu quốc tế, tạo ra sân chơi chứng khoán ảo, thành lập câu lạc bộ chứng khoán để SV thực hành.
Ngày 20-7-2000, sàn giao dịch chứng khoán ảo đầu tiên ở VN xuất hiện tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thu hút hàng ngàn SV tham gia. Những sân chơi ảo liên tục xuất hiện, anh “quậy tưng bừng” cùng với SV. Và cuộc thi Dynamic - nhà doanh nghiệp tương lai cũng do TS Ngân khởi xướng và cùng lăn xả với SV trong những cuộc chơi đến mức quên ăn, quên uống, quên cả bệnh tật khiến SV xúc động và thường gọi anh với chức danh “giáo sư ảo”.
Là người hiểu rõ cái nghèo của một SV nuôi ước mơ lớn bằng những vòng quay xích lô, Trung tâm Hỗ trợ SV của trường mà TS Ngân đang giữ cương vị giám đốc đã giúp đỡ được hàng trăm SV khó khăn trong nhiều năm qua. Nhiều người nói “tài” đi xin tài trợ học bổng cho SV khó có ai “qua mặt” được TS Ngân.
Mỗi năm anh đi khắp nơi tìm được khoảng 100 triệu đồng làm học bổng cho SV. Với anh, sự vươn lên của SV còn là niềm vui sống: “Trong người tôi vẫn còn dòng máu của SV, tôi phải sống và làm việc thật nhiều để bù đắp những thiếu thốn của các bạn SV hiện nay”.
Đang là giảng viên đại học tại TP.HCM, anh đột ngột xin chuyển công tác, chia tay gia đình bỏ phố lên rừng để nghiên cứu các loài bướm. Anh lang thang khắp các khu rừng, công viên quốc gia theo những đường bay của bướm. Sống khổ mấy cũng được, nhưng anh không thể xa… bướm.
Anh xây dựng một website sinh học về bướm đầu tiên ở VN. Một thương hiệu cho bướm Việt, tại sao không?
>> Nữ tiến sĩ 8X chê lương 'khủng' ở trời Tây
Theo TRẦN HUỲNH