Khi công chúa Hồi giáo làm... CEO
16/05/2014 13:28 PM
|
Trong 2 năm qua, công chúa Reema đã góp phần không nhỏ vào việc hướng tới trao quyền cho phụ nữ tại Ả Rập Saudi. Các nhà Ả Rập truyền thống xem điều này là một hành động cực đoan.
Nội dung nổi bật:
- Sinh ra tại Riaydh, công chúa Reema lớn lên tại Washington, nơi mà cha cô-hoàng tử Bandar bin Sultan từng là đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ (ông là cháu trai của người sáng lập Ả Rập Saudi). Năm 2014, cô được tạp chí Fast Company bình chọn là người sáng tạo nhất thế giới.
- Trong 2 năm qua, cô công chúa này đã góp phần không nhỏ vào việc hướng tới trao quyền cho phụ nữ tại đất nước Hồi giáo này. Tại chuỗi cửa Harvey Nichols đặt ở Riyadh, cô đã thay hàng tá nhân viên nam có kinh nghiệm dành chỗ cho các nữ nhân viên. Các nhà Ả Rập truyền thống xem điều này là một hành động cực đoan.
- Reema cho rằng: Điều gần giống như việc ném họ vào giữa bầy sói. Nhưng cô đã quyết định vẫn làm. Công việc đào tạo là một khoản đầu tư mà cô đang thực hiện với họ. Cô muốn nữ giới có những cơ hội tốt hơn.
Tại đất nước Hồi giáo như Ả Rập Saudi, hình ảnh phụ nữ ra đường với trang phục abaya che kín từ đầu đến chân là điều không có gì xa lạ. Ở đất nước này, phụ nữ hầu như bị cấm đi lại khi không được sự cho phép của nam giới cũng như bị cấm lái xe hơi thì việc một công chúa đồng thời là một CEO đấu tranh cho sự tự do của phụ nữ là một hiện tượng đặc biệt.
“Bạn không thể có một nửa dân số không làm việc”, công chúa Reema Bint Bandar Al-Saud, CEO hãng bán lẻ cao cấp Alfa Intl. của Ả Rập Saudi cho biết. Cô cũng là người đang mang đến những thay đổi ý nghĩa tại một trong những quốc gia có nền văn hóa kém tiến bộ nhất thế giới. “Hơn nữa, khi một người phụ nữ có trách nhiệm đối với tài chính cá nhân của mình, cô ấy sẽ muốn tự mình khám phá thêm thế giới và trở nên ít phụ thuộc hơn”.
Trong 2 năm qua, cô công chúa này đã góp phần không nhỏ vào việc hướng tới trao quyền cho phụ nữ tại đất nước Hồi giáo này. Tại chuỗi cửa Harvey Nichols đặt ở Riyadh, cô đã thay hàng tá nhân viên nam có kinh nghiệm dành chỗ cho các nữ nhân viên. Đây là hành động bất thường gây tranh cãi tại một đất nước vốn có truyền thống phụ nữ hầu như không được tương tác với tất cả nam giới ngoài ngôi nhà của mình và ít hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Phụ nữ chỉ chiếm khoảng 15% lực lượng lao động, tăng từ mức 5% năm 1992. Các nhà Ả Rập truyền thống xem điều này là một hành động cực đoan.
Một khách hàng đang được trang điểm bởi nữ nhân viên cửa hàng Harvey Nichols tại Riyadh.
Nhưng nó lại là một hành động khởi đầu cho sự thỏa hiệp. Trong những năm gần đây, Chính phủ nước này đã ban hành các nghị định mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ trong ngành bán lẻ, bao gồm việc cấm nam giới làm việc trong các cửa hàng đồ lót và mỹ phẩm chỉ phục vụ khách hàng nữ. Trước đó, các cửa hàng sử dụng lao động nữ thường bị đóng cửa bởi cảnh sát tôn giáo, những người thực thi luật Sharia.
Những quy định mới cho phép gia tăng lao động nữ trong khi vẫn tôn trọng các tiểu chuẩn trước đó (Ví dụ như tách riêng phòng nghỉ và quy định tỷ lệ nhất định giữa nữ giới so với nam giới trong một không gian bất kỳ).
Công chúa Reema cho biết: “Xã hội của chúng ta có xu hướng thay đổi chậm hơn so với những nước khác. Chúng ta phải giải thích cho mọi người rằng đó là sự tiến bộ hóa, không phải là Tây hóa”.
Sinh ra tại Riaydh, công chúa Reema lớn lên tại Washington, nơi mà cha cô-hoàng tử Bandar bin Sultan từng là đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ (ông là cháu trai của người sáng lập Ả Rập Saudi).
Năm 2014, cô được tạp chí Fast Company bình chọn là người sáng tạo nhất thế giới. Cô là cựu sinh viên ngành nghiên cứu bảo tàng tại đại học George Washington. Sau khi tốt nghiệp, cô công chúa Hồi giáo này dành một vài năm làm việc cho bảo tàng L'Institut du Monde Arab tại Paris và bảo tàng Field tại Chicago giúp giám sát bộ sưu tập có giá trị lớn của mẹ cô.
Khi bộ sưu tập này được đưa về Ả Rập Saudi năm 2008, cô cũng quay về quê hương. Công chúa Reema đã từng lên kế hoạch dành thời gian nghỉ ngơi tại nhà nhưng một người phụ nữ bình thường, nhưng Alfa, công ty thuộc một phần sở hữu của gia đình cô đang phải vật lộn với tình hình hoạt động kém hiệu quả của cửa hàng Harvey Nichols tại Riyadh. Cô đã có vài ý tưởng về việc là sao để nó trở lại quỹ đạo.
“Nó đã không được cải tạo lại trong một thời gian khá lâu và chúng tôi đã bắt đầu điều đó”, Reema cho biết. “Chúng tôi đã tháo bỏ hết thứ cũ kỹ và bắt đầu làm lại với những kệ hàng trống trơn”. Cũng từ đó, cô nhanh chóng tự mình điều hành toàn bộ hoạt động của Alfa.
Một trong những điều mà Harvey Nichols thành công là đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ bằng việc cung cấp môi trường làm việc thậm chí còn vượt xa tiêu chuẩn của Mỹ. Tại Ả Rập Saudi, phụ nữ không được phép lái xe vì vậy công ty cung cấp phương tiện đi lại đến nơi làm việc. Đây cũng là điều mà hiếm công ty Ả Rập Saudi quan tâm tới.
Công ty của Reema để nhân viên của mình được quyền quyết định về việc che mạng hay không, một lựa chọn cho chính cá nhân phụ nữ Ả Rập. Cô nói: “Tôi sẽ không bao giờ đòi hỏi nhân viên của mình phải che kín hay không khuôn mặt cô ấy”.
Nhưng giải quyết những vấn đề bình đẳng giới tại nơi làm việc dễ dàng hơn nhiều so với việc tác động dẫn tới sự thay đổi xã hội. Kể khi hoạt năm 2000, cửa hàng Harvey Nichols tại Riayadh là cơ sở đầu tiên ngoài nước Anh lợi nhuận giảm 42% trong năm ngoái. Nguyên nhân một phần do sự đối lập giữa lực lượng nhân viên bán hàng nữ và sự trung thành với cái cũ của những nhân viên nam bị thay thế.
“Những phụ nữ này chưa từng có kinh nghiệm làm việc trước đó”, Reema cho biết. “Điều này gần giống như việc ném họ vào giữa bầy sói. Nhưng tôi đã quyết định vẫn làm. Công việc đào tạo là một khoản đầu tư mà chúng tôi dành cho họ. Tôi muốn nữ giới có những cơ hội tốt hơn”. Mặc dù còn nhiều thách thức đối với Harvey Nichols Riaydh nhưng công chúa Reem vẫn tự tin vào những gì cô đang thực hiện, “Đó chỉ là nhận thức xã hội. Và điều này sẽ thay đổi”.
Kim Thủy
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=Khi+c%C3%B4ng+ch%C3%BAa+H%E1%BB%93i+gi%C3%A1o+l%C3%A0m...+CEO