Jack Ma: Bản sao của Henry Ford thời hiện đại?

13/12/2015 09:55 AM |

Dù thời xưa hay thời nay, tỷ phú trong quá khứ hay hiện tại, Jack Ma và Henry Ford đều là hình tượng của sự biểu hiện được gọi là “tự dựa vào bản thân mình” để có được sự thành công vững bền.

Ông chủ kiêm sáng lập tập đoàn Alibaba Jack Ma là một trong những nhà quản lý nổi tiếng và được nhiều người biết đến trong thời đại ngày nay. Những hình ảnh, câu chuyện và nhiều bài phát biểu của vị tỷ phú giàu thứ 3 Trung Quốc luôn xuất hiện với tần suất “chăm chỉ” trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hầu hết, những chia sẽ của ông đều mang lại một cái nhìn sâu sắc và giá trị cho người đọc. Trong số đó, bài phát biểu chia sẽ về sự công bằng trong cuộc sống của Jack Ma đã khơi dậy một bài học giá trị.

Vào buổi trò chuyện trên đài truyền hình nước nhà vào tháng 8 vừa qua, Jack Ma chia sẽ rằng, “Thế gian này về cơ bản không tồn tại sự công bằng. Làm sao có thể tồn tại điều đó khi con của Bill Gates được sinh ra trong dinh thự nhà ông ấy, còn bạn thì sinh ra ở một vùng nông thôn?”

Jack Ma cũng kết luận rằng thế giới vốn không công bằng ở điều kiện xuất thân, tuy nhiên ai cũng có cơ hội ngang nhau về sự hạnh phúc, thành công hay danh vọng sau này và tất cả chúng đều tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Và nếu được chọn lại lần nữa, Henry Ford, cha đẻ ngành công nghiệp ô tô và tỷ phú lập nhiệp bằng tay trắng có thể vẫn chọn sinh ra ở vùng nông thôn Springwells, Dearborn, Michigan, nơi cách xa thành phố phồn hoa New York. Sở dĩ, Ford không chọn con đường “nhung lụa” bởi vì ông biết rằng mình sẽ không học được nhiều từ đó.

“Hãy để mỗi người trở nên mạnh mẽ bằng cách cứng rắn hơn trước mọi sự nuông chiều và phụ thuộc bởi vì chúng cũng giống như ma túy khiến bạn dễ sa ngã…Bạn cũng nên đứng dậy vững vàng trên đôi chân mình và cố gắng chịu đựng sự gian khổ vì chúng sẽ rèn luyện khí chất mạnh mẽ trong mỗi cá nhân”, trích từ tiểu sử của Henry Ford.

Về sự công bằng trên thế giới, Ford đưa ra tầm nhìn đầy mới mẻ và cô đọng. “Mặc dù có nhiều điều thế giới bên ngoài chưa được đúng, nhưng còn nhiều điều không đúng hơn nằm bên trong chúng ta. Chính những phần bên trong sai lầm của chúng ta đã “bóp méo” ngay cả phần đúng tồn tại ngoài thế giới”.

Nói cách khác, những điều may mắn đến với bạn chịu rất ít sự tác động từ bên ngoài mà hầu hết phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Vì thế, bạn có thể tự tạo ra số phận, hạnh phúc và may mắn cho chính mình, tương tự thông điệp của Jack Ma.

Jack Ma và Henry Ford sinh ra không cùng một thời, kinh doanh không cùng một ngành nhưng tựu chung cả hai đều giàu có khủng khiếp. Ngoài điểm chung về độ giàu, hai tỷ phú thời xưa và thời nay đều là hiện thân của sự biểu hiện được gọi là “tự dựa vào bản thân mình”.

Làm thế nào để “tự dựa vào bản thân mình”?

Theo Henry Ford, điều chi phối ta đến với nơi mà ta muốn đến chính là nỗi sợ hãi. Dưới đây là quan điểm của Ford được ông chia sẽ để khắc chế nỗi sợ trong cuốn nhật ký cuộc đời của mình.

Con người vẫn luôn là sinh vật cao cấp nhất trên trái đất này. Dù điều gì xảy ra đi nữa, thì con người vẫn chỉ là con người. Công việc kinh doanh ngày mai có thể chững lại – con người vẫn chỉ là con người. Trải qua những biến động về tình thế, những sự thay đổi đáng kinh ngạc – họ vẫn là con người.

Bạn hãy lấy câu nói trên là thần chú, vì chúng có thể hồi sinh những nguồn lực mới mẻ và khơi dậy những điều tốt lành trong chính bản thân mình, từ đó triệt tiêu nỗi sợ hãi.

Chẳng có sự giàu có nào có được từ bên ngoài năng lực của chúng ta cũng như chẳng có sự bảo vệ nào là an toàn ngoài sự bảo vệ do chính tự thân mỗi người xây dựng nên. Xóa bỏ được nỗi sợ hãi của chính mình sẽ mang lại sự bảo vệ an toàn và những nguồn cung cấp sự thịnh vượng.

Nếu một người sống trong nỗi lo sợ về sự quý mến của cấp trên dành cho mình sẽ thay đổi, thì anh ta cần phải tự giải thoát mình khỏi sự phụ thuộc vào bất kỳ ông chủ nào. Anh ta có thể trở thành ông chủ của chính mình.

Khi đó, có lẽ anh ta sẽ trở thành một ông chủ nghèo hơn so với người chủ cũ mà mình đã rời bỏ và thu nhập của anh ta sẽ thấp hơn trước đây khá nhiều, nhưng chí ít anh ta sẽ thoát khỏi cái bóng của nỗi lo sợ để tiến đến điều mà không có gì quý hơn: sự tự do. Điều này đáng giả cả về tiền bạc lẫn địa vị.

Sẽ tốt hơn khi một người hiểu rõ được bản thân mình và vượt qua chính mình bằng cách thoát khỏi nỗi sợ hãi thường xuất hiện trong những hoàn cảnh của số phận. Hãy trở thành một con người tự do tại chính nơi mà lúc đầu ta phải từ bỏ sự tự do của mình. Hãy chiến thắng trong trận chiến mà bạn đã chịu thua.

Thói quen thất bại chỉ đơn thuần mang tính tinh thần và chính là nguồn gốc gây ra nỗi sợ hãi. Thói quen này thường gắn liền với con người và thường chỉ hiện hữu ở những người có tầm nhìn hạn hẹp. Hãy tưởng tượng bạn phải hoàn thành mục tiêu theo trình tự từ A tới Z. Tại A, bạn thất bại, tại B vấp ngã và tại C là gặp một điều gì đó dường như là một khó khăn không thể vượt qua được.

Khi đó, chúng ta thường thốt lên “Chịu thua rồi” và từ bỏ toàn bộ mục tiêu cũng như toàn bộ công việc của mình. Thậm chí, bạn còn chưa cho bản thân một cơ hội thực sự để thất bại; không cho tầm nhìn của mình một cơ hội để được chứng minh là đúng hay sai. Đơn giản là bạn để bản thân bị những khó khăn tự nhiên quật ngã mà những khó khăn ấy thì luôn xuất hiện trong mỗi nổ lực của con người.

Nhiều người đã lùi bước trước khó khăn hơn là mạnh dạn làm để rồi thất bại. Điều những người này cần không phải là sự thông thái, tiền bạc hay sự khéo léo, hay bất kỳ mục tiêu thu hút nào. Điều họ cần chỉ là sự kiên trì và mạnh dạn.

Cái quyền năng nguyên thủy, đơn giản và thô bạo mà chúng ta gọi là tính ương ngạnh này chính là vị vua không ngai của sự nổ lực. Thất bại, luôn dễ dàng xảy ra và thành công luôn khó để đạt được. Điều này là thực tế và khó để những cá nhân mơ mộng chấp nhận.

Một người có thể dễ dàng thất bại, nhưng nếu bạn đạt được thành công bằng cách trả giá những gì bạn đang có thì nó cũng đồng nghĩa với thất bại. Bạn có được danh vọng, bằng việc đánh đổi người thân, gia đình hay bạn bè thì chính điều đó khiến thành công trở thành một thứ tầm thường. Một sự thành công trọn vẹn nên cân bằng giữa tính hữu ích và thúc đẩy sự phát triển.

Theo Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM