Hé lộ chân dung 'Phò mã' đa tài đứng sau đế chế Heineken
Theo nhận xét của Fortune, Michel de Carvalho có cuộc sống khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Ông từng một diễn viên tuổi teen, người đồng hành cùng Peter O'Toole trong sa mạc châu Phi trong bộ phim Lawrence of Arabia. Ông là người 3 lần tham dự Olympic trong 2 bộ môn thể thao khác nhau. Ông tốt nghiệp đại học Harvard và sau đó kiếm thêm một tấm bằng MBA từ ngôi trường danh giá này. Ông từng là một phó chủ tịch mảng ngân hàng đầu tư tại Citigroup, nơi ông từng điều hành Citi Private Bank tại khu vực EMEA (Châu Âu, Trung Đông và châu Phi). Và ông là chồng của một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới.
Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa từng nghe tới cái tên Michel de Carvalho.
Michel de Carvalho tham gia bộ phim Lawrence Of Arabia năm 1962.
Theo tạp chí Fortune, Michel de Carvalho từng là một diễn viên phụ. Chi tiết thú vị này chưa từng được tiết lộ cho tới khi cặp vợ chồng tỷ phú sở hữu 25% tập đoàn Heineken chia sẻ với Fortune trong một bài phỏng vấn gần đây. Charlene de Carvalho, con gái của Freddy Heineken, người xây dựng nên đế chế bia Heineken chưa từng xuất hiện trước truyền thông. Cho đến năm 2002, khi Feddy qua đời, bà vẫn là một bà mẹ 5 con, vợ của một lãnh đạo ngân hàng đầu tư tại London. Bước ra khỏi nghĩa trang chôn cất Freddy, Michel thách thức Charlene bước ra khỏi cuộc sống bình lặng của mình và đảm nhiệm vai trò làm chủ tại Heineken.
Theo nhận xét của Fortune, Michel de Carvalho có cuộc sống khiến nhiều người ngưỡng mộ. Sinh ra trong gia đình mẹ là người Anh và cha là một nhà ngoại giao người Brazil tại Anh, ông cũng có tuổi thơ như bao đứa trẻ khác. Sử dụng nghệ danh Michel Ray, ông góp mặt trong một vài bộ phim, nhưng đáng nhớ nhất là vài diễn cậu bé chăn cừu Farraj, người bị trọng thương bởi một ngòi nổ trong bộ phim đợt giải Oscar, Lawrence of Arabia.
Một thời gian sau Michel de Carvalho bỏ diễn xuất để đến Harvard, sau đó ông chọc giận cha mẹ mình bằng việc bỏ trường kinh doanh Harvard để tham gia vào đội trượt tuyết quốc gia Anh tại kỳ Olympic 1968 tại Grenoble, Pháp. Ông góp mặt trở lại cùng đội tuyển Anh tại Olympic 1972 và 1976 và sau đó quay lại HBS, tiếp theo là bắt đầu sự nghiệp ngân hàng bao gồm Credit Suisse, chứng khoán Nikko trước khi vào Citigroup.
Michel de Carvalho từng là một vận động viên trong đội tuyển trượt tuyết Olympic của Anh.
De Carvalho gặp Charlene khi hai gia đình cùng có kỳ nghỉ trên một sườn núi trượt tuyết. "Điều tốt đẹp nhất mà cha của Charlene từng nói về tôi là,"Anh chàng này không bị hấp dẫn từ Charlene bởi tiền bạc của con bé”, De Carvalho chia sẻ. Sau khi ông và Charlene kết hôn vào năm 1983, hai người nhanh chóng có 5 đứa con khi Charlene ở tuổi 37. Đến năm bà 47 tuổi, Freddy qua đời, Charlene vẫn không có tiền bạc gì ngoài 1 cổ phiếu Heineken đứng tên mình.
Ngày Freddy qua đời, Charlene từ việc chỉ sở hữu 1 cổ phiếu giá 33 USD năm 2002 nâng lên tận 100 triệu cổ phiếu và kiểm soát Heineken. Michel trở thành chỗ dựa cho Charlene và cùng nắm lấy quyền lực mới của bà. Ông thúc giục vợ tham gia vào việc kinh doanh, đi tham quan toàn cầu với bà đến những nhà máy sản xuất bia và giúp bà đánh giá công tác quản lý. Chẳng bao lâu sau, hai vợ chồng quyết định rằng hội đồng quản trị cần thiết phải thay thế CEO Thony Ruys. Ruys từng nói với Michel rằng, "Nếu bạn nhìn thấy một cơn sóng thần đang đến, bạn sẽ không thể quản lý thảm họa sóng thần. Bạn sẽ quản lý chính mình,". Vị trí thay thế thuộc về Jean-Francois van Boxmeer, người đã giúp doanh số Heineken tăng gấp 3 lần và hiện vẫn giữ vị trí CEO.
Nhiều người nghĩ rằng nhà de Carvalhos sẽ bán Heineken. Nhưng điều này là phương án cuối cùng của họ. Chia sẻ với Fortune, cặp đôi này tiết lộ câu chuyện về August Busch, hậu duệ của đế chế Anheuser Busch, từng mời họ đến gặp gỡ ngay sau Freddy qua đời. Mặc dù là những đối thủ, nhưng gia đình de Carvalhos khá thân thiện với Busch, người chịu trách nhiệm đối với hãng bia lớn nhất thế giới và tỏ ra khá lo lắng về việc ăn thịt đối thủ trong ngành. Trong thực tế, de Carvalho cho biết họ đã nói chuyện với Busch về việc giúp đỡ những công ty của người khác mở rộng việc phân phối như đặt Budweiser trên xe tải Heineken và ngược lại. Nhưng các cuộc thương thảo đã bị đình trệ. Nếu liên doanh Heineken-Busch xuất hiện, Michel cho biết, “Nó có thể đã thay đổi lịch sử của gia đình Busch." Năm 2008, InBev mua lại Anheuser-Busch với giá 52 tỷ USD.
"Điều đó khá là sốc," Charlene, người xem thương vụ này như một kết thúc cay đắng cho nhà Busch bày tỏ. Vào tháng 9 một đối thủ khác là SABMiller cũng đã đưa ra một nỗ lực thâu tóm việc tiếp quản Heineken nhưng Charlene nhanh chóng và dứt khoát từ chối.
De Carvalho thích việc thúc đẩy Heineken giảm tình trạng quan liêu, thứ mà theo ông là căn bệnh ung thư của các tập đoàn, vận hành nhanh nhẹn và đầu tư cho tăng trưởng. "Nếu bạn không lớn lên có nghĩa là bạn bắt đầu chết," ông nói. Hai năm trước, Heineken giành được chiến thắng trong cuộc chiến tiếp quản Asia Pacific Breweries, công ty niêm yết tại Singapore sở hữu thương hiệu Tiger. De Carvalho gọi cuộc đàm phán với APB là một trong những kinh nghiệm 10 năm đau thương nhất. Nếu ban giám đốc nhất trí về thương vụ này một năm trước đó, Heineken có thể đã mua lại công ty này với một nửa giá 4,6 tỷ USD mà tập đoàn cuối cùng cũng chi ra. "Tôi luôn luôn bị làm cho thất bại," ông nói.
Ông cảm nhận được sức nặng trách nhiệm bảo vệ đế chế Heineken từ bố vợ truyền cho con gái ông. "Một trong những thứ dẫn dắt tôi là suy nghĩ rằng ông ấy liên tục nhìn xuống và tự hỏi liệu chúng tôi sẽ đưa nó đi được tới đâu.”
Michel de Carvalho dường như cuối cùng cũng giữ được món hời này. Và trong bữa tiệc Giáng sinh năm nay của công ty tại Amsterdam, de Carvalho đã nói chuyện với khoảng 50 giám đốc điều hành cấp cao của công ty và các thành viên hội đồng quản trị về chủ đề xuyên suốt trong năm nay: Phụ nữ tại Heineken. Ông cảm ơn Laurence Debroux đã gia nhập Heineken trên cương vị là nữ CFO đầu tiên của tập đoàn này. Sau đó, ông bày tỏ, “Một người phụ nữ trong năm nay và hơn bao giờ hết, xứng đáng với những cảm kích: vợ yêu của tôi, người đã xuất hiện trong những thời khắc quan trọng năm 2014 bao gồm cả việc nói “không” với SABMiller cũng như những quyết định quan trọng khác.”
>> Giáo hoàng Francis giữ vai trò then chốt trong bước chuyển quan hệ Mỹ- Cuba
Kim Thủy