Hành trình tiến đến khát vọng giàu có của Warren Buffett (P.2)

28/02/2015 14:35 PM | Nhân vật

Thời điểm hình thành một nền tảng đầu tư thành công của Buffett là khi ông còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nội dung nổi bật:

- Warren Buffett tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 6/1947, đứng thứ 16 trong tổng số 374 học sinh. Ban đầu, Buffett xem việc học đại học là một sự lãng phí.

- Nhưng cha Howard (cha của Buffett) vẫn muốn ông đi học. Là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Buffett, Howard muốn ông chọn một trường đại học.

- Warren Buffett đã học tại ba ngôi trường khác nhau. Đầu tiên là trường tài chính và thương mại Wharton thuộc đại học Pennsylvania. Kế tiếp là đại học Nebraska và cuối cùng là trường kinh doanh Columbia.

- Tại đại học Columbia, Buffett học đầu tư chứng khoán từ thầy Benjamin Graham. Và đó là sự khởi đầu cho nền tảng đầu tư thành công trong suốt hành trình làm giàu của Warren Buffett.


Warren Buffett tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 6/1947, đứng thứ 16 trong tổng số 374 học sinh. Ban đầu, Buffett xem việc học đại học là một sự lãng phí. Tiền đang chảy vào túi của ông từ việc giao báo, từ công ty kinh doanh máy bắn đạn Wilson và thêm một người nông dân đang thuê mảnh đất của Buffett ở Nebraska. Hơn thế nữa, cậu đã đọc ít nhất một trăm quyển sách về lĩnh vực kinh doanh. Cho nên, Buffett hoàn toàn tự tin vào khả năng làm giàu của mình mà không cần dành thời gian vào việc học đại học.

Nhưng cha Howard (cha của Buffett) vẫn muốn ông đi học. Là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của Buffett, cha ông gợi ý ông nên vào trường tài chính và thương mại Wharton thuộc đại học Pennsylvania. Vì thế, trước khi nhập học, ông buộc phải thanh lý tất cả công việc kinh doanh để tập trung vào một việc học duy nhất.

Tại trường Wharton, Buffett lại dành nhiều thời gian để tìm hiểu về chứng khoán. Tuy vậy, điểm số của ông vào năm thứ nhất đại học thì toàn được điểm A. Buffett có thưởng thức và hòa nhập vào cuộc sống của một sinh viên bình thường. Như việc tham dự các buổi tiệc ở hội sinh viên và chơi các môn thể thao.

Nhận thấy mình sẽ không thể phát triển tại Wharton, Buffett rời bỏ ngôi trường vào đầu năm 2 đại học. Quyết định tiếp theo của ông là sẽ trở về quê nhà và theo học tại đại học Nebraska, Lincoln. Ở môi trường quen thuộc, Buffett thể hiện sức mạnh gấp nhiều lần khi ở Wharton. Buffett lên kế hoạch học tập dày đặt - hoàn thành năm môn trong học kỳ thu năm 1949 và 6 môn trong học kỳ xuân năm 1950, hầu hết là các môn thuộc về lĩnh vực kinh doanh và kinh tế.

Ngoài ra, Buffett tiếp tục nhận công việc giao báo yêu thích. Nhưng lần này ông thuê những cậu bé nhỏ tuổi hơn làm thuê cho mình và ông cũng xem xét việc khôi phục lại công việc kinh doanh banh gôn. Tuy đảm đương hai công việc cùng một lúc, Buffett vẫn tiếp tục tốc độ học tập chóng mặt.

Ông tốt nghiệp vào năm 20 tuổi với tấm bằng cử nhân kinh tế tại đại học Nebraska. Tính đến thời điểm này, ông đã bán được 220 trái banh gôn và kiếm được 1.200 đô la từ chúng. Qua đó, Buffett đã tiết kiệm được 9.800 đô từ tất cả công việc kinh doanh của mình. Khoản tiền khiêm tốn này chính là khởi đầu của toàn bộ tài sản khổng lồ mà Buffett sẽ kiếm được về sau.

Đúng là Buffett có thể kiếm được nhiều tiền. Nhưng chúng không phải đến từ công việc mà ông yêu thích nhất. Vì thế, Buffett tiếp tục tìm kiếm, nghiên cứu các biểu đồ và lắng nghe những lời khuyên của các chuyên gia về thị trường chứng khoán. Bởi vì chưa có được cái khung cơ bản để đầu tư cho nên ông tránh mua bất kỳ cổ phiếu nào vào giai đoạn này.

Việc làm chủ yếu của Buffett khi này là không ngừng nổ lực tìm kiếm chiếc chìa khóa thành công trong chứng khoán. Ban đầu, ông dự định sẽ tìm kiếm tại đại học Harvard. Vì vẻ ngoài của Buffett trông non nớt và ngây ngô nên người phỏng vấn cho rằng ông không hợp với Harvard cho lắm.

Thất bại tại Harvard lại là một dịp may quá bất ngờ của Warren Buffett. Vì nếu được nhập học tại ngôi trường danh tiếng nhất thế giới thì sẽ chẳng có cơ duyên cho Buffett và người thầy thông thái Benjamin Graham gặp nhau tại đại học Columbia.

Benjamin Graham lúc đó đang là chủ nhiệm khoa chứng khoán tại đại học Columbia. Chính ông đã mở ra cánh cửa lớn cho chàng trai trẻ Warren Buffett. Graham đã cho Buffett những công cụ cần thiết để khám phá những khả năng đa dạng của thị trường chứng khoán. Và quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận thị trường theo cách rất phù hợp với tâm tính của cậu học trò.

Đối với Buffett, vai trò của Graham không chỉ dừng lại ở một người giáo viên. Graham chính là người đã trao cho Buffett chiếc chìa khóa thành công để khám phá mảnh đất bí ẩn và lạ kỳ mang tên thị trường chứng khoán. Cùng với người cha Howard, Graham là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp đầu tư của Warren Buffett.

Được trang bị những kỷ thuật của thầy Graham, Buffett không cần đến lời khuyên từ bên ngoài nữa mà có thể phát huy khả năng kinh doanh thiên bẩm của chính bản thân mình trong thị trường chứng khoán.

Sau khi tốt nghiệp tại đại học Columbia, Buffett hoàn toàn tự tin khi lựa chọn công việc đầu tư chứng khoán. Bản tính suy nghĩ độc lập được thừa hưởng từ người cha cộng với việc được tôi luyện theo bản lĩnh hình mẫu của thầy Graham thì ngay từ thời điểm này - Buffett đã thật sự là một người giàu có.

>> Hành trình tiến đến khát vọng giàu có của Warren Buffett (P.1)

Đinh Lộc

đinh lộc

Cùng chuyên mục
XEM