Chỉ là nhân viên cấp trung, nhưng người phụ nữ này lại khiến Steve Jobs mất chức chủ tịch và bị đuổi khỏi Apple

08/03/2016 14:46 PM | Nhân vật

Mặc dù là chủ tịch nhưng Steve Jobs vẫn không thể chiến thắng trong cuộc chiến với một quản lý cấp trung bởi kế hoạch của ông không phù hợp với tình hình kinh doanh của Apple.

Năm 1985, bà Donna Dubinsky là một quản lý cấp trung tại Apple, khi chủ tịch Apple tại thời điểm đó, Steve Jobs đề xuất kế hoạch thay đổi hoàn toàn chiến lược phân phối của công ty, bà đã phản đối và tuyên bố sẽ nghỉ việc nếu kế hoạch này được áp dụng. Thật bất ngờ bởi chính Steve Jobs mới là người phải rời công ty trong khi Dubinsky được thăng chức.

Thời điểm đó Jobs bất ngờ đề xuất đóng cửa tất cả 6 kho hàng của Apple tại Mỹ, bỏ tất cả số hàng tồn kho và chuyển sang sử dụng một hệ thống sản xuất just-in-time (một hệ thống mà các vật liệu hoặc linh kiện được cung cấp ngay lập tức khi chúng được yêu cầu nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho. Với hệ thống này, máy tính của Apple sẽ được lắp ráp dựa trên đơn đặt hàng và được vận chuyển trong đêm bởi FedEx.

Một kế hoạch ra mắt không đúng thời điểm

Dubinsky nghĩ rằng đây là một kế hoạch sai lầm, có thể khiến tương lai của Apple trở nên tăm tối. "Tôi nghĩ rằng kế hoạch này sẽ khiến Apple chỉ có thể thành công nếu hệ thống phân phối hoạt động tốt", bà chia sẻ.

"Tôi muốn thuyết phục anh ấy. Nhưng Steve không thay đổi suy nghĩ của mình về chiến lược phân phối. Tôi không thể thuyết phục Steve. Sau đó, anh ấy rời công ty và chúng tôi đã thu hồi kế hoạch loại bỏ các trung tâm phân phối mà Steve đề xuất.

Đây là những lý do khiến kế hoạch của Steve không thể hoạt động tại thời điểm đó: Phần lớn doanh thu của chúng tôi đến từ Apple II chứ không phải từ máy tính Macintosh. Linh kiện cho Apple II tới từ khắp nơi trên thế giới. Máy tính tới từ một nơi, màn hình tới từ nơi khác và ổ cứng lại tới từ một nơi khác nữa. Các linh kiện sẽ được gửi tới những trung tâm phân phối rồi từ đó chuyển tới các đại lý bán lẻ.

Các đại lý bán lẻ là những cửa hàng nhỏ không có nhiều vốn. Họ không thể giữ máy tính trong kho để chờ màn hình và ổ cứng gửi tới từ châu Á sau đó lắp ráp và bán cho khách hàng. Do vậy, Apple phải chịu chi phí vận chuyển và tồn kho. Nếu chúng tôi đóng cửa các trung tâm phân phối chúng tôi có thể phải giải tán cả Apple.

Đề xuất của Steve Jobs chẳng có gì sai khi nó kết hợp máy móc nhiều hơn vào hệ thống doanh nghiệp và mạng lưới phân phối được sắp xếp hợp lý hơn. Tuy nhiên, nó không phù hợp với thế giới tại thời điểm đó. Nếu Steve đề xuất hệ thống này muộn hơn có thể tôi đã nghĩ khác. Sau này, Steve Jobs khá linh hoạt với smartphone".

Nội chiến bên trong Apple

Năm 1985, nội bộ Apple không yên ả lắm. Jobs và CEO của Apple khi đó là John Sculley đã tranh chấp quyền kiểm soát toàn bộ công ty. Jobs cũng dành rất nhiều tâm huyết cho dự án Macintosh, thứ mà ông coi là tương lai của Apple.

Một phần của dự án Macintosh là xây dựng một nhà máy hiện đại có thể sản xuất và phân phối máy tính Apple. Khi khách hàng đặt máy tính, nhà máy sẽ sản xuất và vận chuyển nó tới cho khách trong đêm. Kế hoạch này được Jobs bảo vệ tới cùng. Nhưng Dubinsky nghĩ rằng nó là một sai lầm.

Thời điểm đó, Dubinsky chỉ là một quản lý và đối đầu với Jobs có thể khiến bà mất việc. Tuy nhiên, bà sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tuyên bố rằng bà sẽ nghỉ việc nếu trong 30 ngày, kế hoạch của Jobs không bị hủy bỏ.


Jobs đã từng nói không với smartphone nhưng rồi ông làm ngược lại.

Jobs đã từng nói không với smartphone nhưng rồi ông làm ngược lại.

Cuối cùng, bà giành phần thắng và được thăng chức lên vị trí quản lý cao cấp, phụ trách một công ty con chuyên sản xuất phần mềm của Apple. Sau khi rời Apple vào năm 1991, bà trở thành CEO của Palm Computing và sáng lập hãng Handsping, công ty sản xuất Treo, một trong những smartphone đầu tiên, vào năm 2002.

Câu chuyện của Dubinsky cũng cho thấy sự linh hoạt và cởi mở của Jobs với những ý tưởng mới. Vài năm sau, khi gặp lại Dubinsky, Jobs đã nói với bà rằng: "Tôi sẽ chẳng bao giờ sản xuất một chiếc điện thoại".

Nhưng tới năm 2007, Apple ra mắt iPhone, sản phẩm đẩy công ty lên một tầm cao mới mà chẳng hãng nào sánh bằng. Và Tim Cook, chuyên gia phân phối đứng bên cạnh Jobs khi ông tung ra điện thoại ngày ấy, hiện đang là CEO của Apple.

Theo Neo

Cùng chuyên mục
XEM