CEO 13 tuổi điều hành công ty được Intel đầu tư hàng trăm nghìn USD

11/11/2014 14:42 PM | Nhân vật

“Tôi không nghĩ một công ty lớn như vậy sẽ đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Điều này thật tuyệt vời”, Subham Banerjee nói.

Shubham Banerjee, CEO 13 tuổi của công ty sản xuất máy in chữ nổi Braille thương hiệu Braigo Labs chưa hề biết đến loại máy in này cho đến cuối năm ngoái.

Ý tưởng chỉ đến khi Banerjee tình cờ đọc được tờ rơi kêu gọi gây quỹ cho người khiếm thị. Sau đó, cậu băn khoăn về việc người mù đọc bằng cách nào? Vì vậy, giống như bất cứ học sinh lớp 7 nào khác, Banerjee đã mang thắc mắc này hỏi cha. Cha của Banerjee trả lời: “Hãy hỏi Google”.

Khi tìm kiếm trên mạng, Banerjee phát hiện ra giá của chiếc máy in Braille vô cùng đắt, lên tới 2.000 USD. Cậu bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về loại máy in chữ nổi dành riêng cho người khiếm thị này.

Khi nhìn thấy giá của máy in Braille, tôi thật sự sốc. Tôi chỉ muốn giúp những người mù. Lúc đó, tôi có một bộ đồ chơi lego robot vì vậy tôi tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao không thử với nó?

Cuối cùng, từ bộ đồ chơi lego Mindstorms và những bộ phận nhỏ mua từ Home Depot, máy in chữ nổi thương hiệu Braigo Labs trở thành một cỗ máy khá tốt. Chính nhờ sản phẩm này, Banerjee đã nhận được giải thưởng công nghệ 2014 và một lời mời đến White House Maker Faire - sự kiện trao giải cho những nhà đổi mới, doanh nhân sinh viên xuất sắc.

Với sản phẩm máy in Braigo Labs, Banerjee cho rằng điều quan trọng nhất là nó có thể giải quyết được vấn đề tồn tại từ nhiều thập kỷ nay với người khiếm thị trên toàn thế giới, đó là giá của chiếc máy in Braille quá cao.

Banerjee nói giá của chiếc máy in của cậu có thể giảm đáng kể so với Braille đến 500 USD. Thống kê trên website của cậu cho thấy có 285 triệu người mù trên toàn thế giới và 90% trong số họ sống tại những nước đang phát triển. Không dễ dàng để dành khoản chi tiêu lớn cho một chiếc máy in, thậm chí theo chuẩn mực của một nước phát triển.

“Tôi muốn nói với những nhà sản xuất lớn: hãy ngừng lợi dụng người mù”, Banerjee nói.

Bị ấn tượng bởi sản phẩm và tầm nhìn của Banerjee, tháng 9 vừa qua, Intel đã gặp gỡ Banerjee và nói sẽ đầu tư vào công ty sản xuất máy in của cậu. Cuối tuần trước thỏa thuận đầu tư này chính thức được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Intel Capital. Cũng tại đây, Braigo Labs được đề cập đến như một trong 16 công ty công nghệ khởi nghiệp đang được Intel đầu tư trong năm nay. Mặc dù số lượng tiền đầu tư chính xác không được tiết lộ nhưng sẽ vào khoảng vài trăm nghìn USD. Điều này khiến Banerjee trở thành doanh nhân công nghệ trẻ nhất được gây quỹ bởi một công ty đầu tư mạo hiểm.

Tôi không nghĩ một công ty lớn như vậy sẽ đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Điều này thật tuyệt vời”, Banerjee nói.

Với vốn đầu tư của Intel, Braigo Labs lên kế hoạch xây dựng một nguyên mẫu mới giống hơn với một chiếc máy in thông thường và chính thức ra mắt thị trường vào năm tới.

Banerjee nói cậu không có kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực sản phẩm khác nhưng máy in Braille dường như chỉ là một phần giấc mơ lớn trong tâm trí cậu bé 13 tuổi này.

“Lớn lên, tôi muốn làm kỹ sư trong lĩnh vực y tế. Và tôi muốn hoàn thành bằng đại học”, cậu nói.

Mô hình Lego Mindstorm EV3 mà Banerjee dùng để xây dựng nên sản phẩm máy in.

Có một vài dụng cụ được sử dụng. Cậu bé đã mua tại Home Hepot.

Đây là phần giữ cỗ máy chính của sản phẩm.

Nguyên mẫu đầu tiên.

Đây là mẫu thứ 2 giống với một chiếc máy in hơn. Khi được đưa vào sản xuất hàng loạt, nó thậm chí sẽ còn tốt hơn nữa.

Banerjee trong hội nghị Intel 2014 đứng cùng chủ tịch Intel là Arvind Sodhani.

>> Từ cậu bé 13 tuổi bỏ học trở thành CEO công ty bán lẻ hàng đầu nước Anh

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM