8X mở chuỗi quán cà phê, thu nhập gần 100 triệu/tháng
Từ một quán cà phê nhỏ ven đường, sau hơn một năm Đinh Nhật Nam và Nguyễn Hải Ninh đã phát triển thành hệ thống Urban Station, mang lại thu nhập "trong mơ".
Hầu như ngày nào Lê Mỹ Nhàn, ĐH KHTN TP.HCM đều đến
Quán có không gian trẻ, hiện đại. |
Để có thành công như vậy là thành quả sau hai năm miệt mài nếm trải thất bại, thành công của hai chàng trai 8X Đinh Nhật Nam (1989) và Nguyễn Hải Ninh (1987).
Từng theo học điện tử viễn thông, rồi bỏ ngang để học về quản trị kinh doanh, đam mê mở quán cà phê được ấp ủ trong Nam từ những ngày đi làm thêm thời sinh viên. Đam mê được chia sẻ khi gặp Ninh, một chàng trai tốt nghiệp ngành hóa thực phẩm (ĐH Bách Khoa). Sẵn đam mê và cũng muốn xây dựng một thương hiệu cà phê, Ninh quyết định bỏ công việc đầy hứa hẹn tại một công ty đa quốc gia để cùng Nam bắt đầu công việc kinh doanh.
Tháng 4/2011, mỗi người có 50 triệu đồng, là số tiền dành dụm từ công việc làm thêm trong suốt 4 năm thời đại học. Nhận thấy số vốn như vậy là quá không đủ, Nam và Ninh kêu thêm bạn bè hùn vốn để đủ 250 triệu đồng mở quán.
“Mình muốn làm một trạm dừng chân giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt để mọi người có một trạm dừng nghỉ ngơi và thưởng thức vị cà phê nguyên chất, được xay tại chỗ, và tên
Đinh Nhật Nam trổ tài xay cà phê. |
Du khách được thưởng thức hương vị cà phê nguyên chất, rang, xay tại chỗ. |
Tháng 4/2011,
Ninh chia sẻ: “Xác định là phần nào sẽ khó khăn trong thời gian đầu nhưng không nghĩ lại gặp thua lỗ nhiều vậy, có lúc mình tính đến chuyện giải thể quán”. Còn với Nam, thanh niên trẻ với mong muốn khẳng định bản thân, từng bỏ nhà đi mấy ngày vì gia đình từ đầu không ủng hộ kinh doanh, trải nghiệm thất bại này, với Nam, thật khó khăn.
Chân dung Nguyễn Hải Ninh. |
Tuy nhiên, may mắn có lẽ sẽ ưu ái những người không nản lòng và luôn sẵn sàng đương đầu thử thách. Nhanh chóng nhận ra: “Hình thức này mới, nhưng không hợp với cách uống cà phê của nhiều người vì họ vẫn thích có quán có thể ngồi lại để trò chuyện với bạn bè”, Nam lý giải.
Dốc hết những đồng vốn còn lại, quán được hai bạn sửa lại, không còn thuần túy là cà phê mang đi nữa. Bàn ghế nhiều hơn, quán mở rộng ra, có chỗ để xe để níu chân khách. Sự thay đổi giúp quán từ lỗ trung bình 10 triệu đồng/tháng dần hòa vốn rồi sinh lời. Với số tiền đầu tư dần tăng lên 350 triệu đồng, hai bạn quyết tâm mở thêm chi nhánh thứ hai.
Ninh cho biết: “Mình mở thêm quán để thay đổi hình thức uống cà phê đồng thời tạo dựng và củng cố lại thương hiệu”. Việc quán thứ hai này hoàn toàn không thiên về cà phê mang đi, đã thật sự mang lại thành công.
Dần thành công với thương hiệu
Hiện nay, Urban Station đang dần khẳng định vị thế thương hiệu của mình qua việc để lại những ấn tượng tốt đẹp với các bạn trẻ. Tới thời điểm này, Nam và Ninh đã sở hữu bốn “Trạm thành thị” quanh Sài Gòn với 70 nhân viên cùng lợi nhuận mỗi người gần 100 triệu/tháng.
Không chỉ định hướng chất lượng cà phê vượt trội, hai người họ còn luôn cố gắng tạo một môi trường thoải mái nhất có thể cho mỗi khách hàng. Họ luôn giúp nhân viên thân thiện, xem khách hàng như bạn bè.
Nam hào hứng kể lại “Tụi mình có rất nhiều khách quen. Thậm chí có nhiều khách vào quán mình là các bạn nhân viên có thể biết khách sẽ uống thức uống gì”.
Nguyễn Đình Mùi, nhân viên quán chia sẻ: "Anh Nam và Ninh từng là sinh viên nên rất linh động để các bạn đi học như mình vừa làm vừa đến trường được. Hai người cũng hay hỏi thăm, trò chuyện với nhân viên chúng mình, còn giúp đỡ mình trong rất nhiều vấn đề thường nhật của cuộc sống như học tập”.
Nguyễn Đình Mùi phục vụ thức uống cho khách. |
Với sự thành công này, Nam chia sẻ: “Thành công không được tụi mình định nghĩa bằng việc đong đếm bao nhiêu chi nhánh đang mọc lên, mà chính là giành được tình cảm từ khách hàng - những người bằng hữu thân thiết”.
Bí quyết kinh doanh mà Nam và Ninh thu được qua trải nghiệm tâm huyết này đơn giản chỉ là: “Để khởi nghiệp chắc chắn phải có đam mê, dám theo đuổi đến cùng. Vốn không phải là điều quan trọng nhất , nếu mình có đủ đam mê bạn sẽ huy động được đủ nguồn vốn cần thiết. Nhưng đam mê thôi chưa đủ, phải chắc chắn rằng đó là điều mình thích nhất, mình có khả năng phù hợp với nó và cuối cùng, công việc ấy phải đáp ứng nhu cầu của xã hội nữa”.
Theo Như Quỳnh
Zing/Infonet