Người sở hữu "thể chất trường thọ" thường có 3 “lười” khi ăn uống, duy trì sẽ giúp nội tạng khỏe như tuổi 20

11/08/2023 09:00 AM | Sống

Nếu sở hữu 3 "lười " này, bạn cũng sẽ có tiềm năng sống thọ.

1. "Lười" ăn nhiều đường 

 Chức năng chính của carbohydrate (bao gồm đường, tinh bột và chất xơ) là cung cấp calo chính, tham gia các hoạt động sống, duy trì chức năng thần kinh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Khoa học đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn nhiều đường và chứng hay quên. Điển hình là một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ chỉ ra “chế độ ăn nhiều đường trong thời gian dài có thể tạo ra phản ứng tiêu cực ngăn cản quá trình tiết insulin trong não, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer”.

Người sở hữu "thể chất trường thọ" thường có 3 “lười” khi ăn uống, duy trì sẽ giúp nội tạng khỏe như tuổi 20 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet


Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học California cũng phát hiện chế độ ăn nhiều đường khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao, từ đó gây ra phản ứng viêm làm suy yếu chức năng của tế bào não, nói cách khác là khiến con người trở nên ngờ nghệch, không còn được nhanh nhạy, thông minh như trước.

Không những thế, việc nạp quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù đường cũng là một chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh béo phì, tiểu đường và gây tổn thương thành mạch máu. Nhiều số liệu cho thấy khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường tử vong vì các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Ăn quá nhiều đường có thể rút ngắn tuổi thọ.Tuy nhiên, đường vẫn là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản không thể thiếu cho cơ thể, vì vậy chúng ta cần biết ăn uống đúng cách để đảm bảo sức khỏe.

2. "Lười" ăn nhiều chất béo 

Chất béo cũng là chất dinh dưỡng chính cần thiết cho con người, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc của cơ thể như cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của xương, thị giác, hệ miễn dịch và đặc biệt là trí não. Nhưng chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa là được cho là “kiếp nạn” của não, có thể dẫn tới bệnh Alzheimer.

Người sở hữu "thể chất trường thọ" thường có 3 “lười” khi ăn uống, duy trì sẽ giúp nội tạng khỏe như tuổi 20 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Một nghiên cứu năm 2019 của Đại học Bristol ở Anh thậm chí còn chỉ ra rằng nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể làm gia tăng chất béo lắng đọng trong não và có thể phá hủy các khớp thần kinh - mối liên kết về thông tin giữa các tế bào thần kinh trong não. Lúc này, não sẽ không còn được minh mẫn như trước, khả năng tiếp nhận thông tin cũng kém đi, là biểu hiện của chứng mất trí nhớ.  

Các món chiên, nướng, thịt nhiều mỡ mà nhiều người ưa thích đều là những thực phẩm chứa một lượng lớn chất béo, sau khi vào cơ thể con người sẽ gây ra béo phì. Đồng thời, làm tăng độ nhớt của máu, từ đó gây ra các bệnh như tăng mỡ máu, tăng huyết áp. Hơn nữa, lipid sẽ tiếp tục lắng đọng trên thành mạch máu, đây cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến việc hình thành huyết khối, rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, chất béo vẫn rất cần thiết cho cơ thể nên chúng ta cần biết cách phân biệt và chọn lựa thực phẩm phù hợp trước khi nạp vào người. Thay vì axit béo no, cơ thể con người lại cần axit béo không no hơn, chất này có trong các thực phẩm như cá, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,... hay ô liu. Đồng thời cần kiểm soát tổng lượng chất béo nạp vào cơ thể một cách vừa phải, không được quá nhiều.

3. "Lười" ăn quá nhiều thịt đỏ

Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê. Những loại thịt này được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư Nhóm 2A nghĩa là "có thể gây ung thư cho con người".

Người sở hữu "thể chất trường thọ" thường có 3 “lười” khi ăn uống, duy trì sẽ giúp nội tạng khỏe như tuổi 20 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu từng nêu rõ về nguy cơ đột quỵ do ăn quá nhiều các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ. Theo đó, nghiên cứu này xem xét dữ liệu của hơn 400.000 người tham gia từ 9 quốc gia khác nhau, kết quả cho thấy những người tiêu thụ 50 gam thịt đỏ và thịt chế biến sẵn mỗi ngày có nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 14%.

Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cholesterol và tăng huyết áp, có thể dẫn đến bệnh tim và làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của một người. Thay vì tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, các chuyên gia khuyên nên đổi thịt đỏ thành các loại đậu, thịt trắng hoặc cá... để nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn.

(Tổng hợp)

Theo Kim Linh

Cùng chuyên mục
XEM