Người phụ nữ 20 năm nấu cơm "không bữa nào giống bữa nào" và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình

07/06/2019 09:00 AM | Xã hội

Diệp Di Lan là một nhà văn ẩm thực nổi tiếng, sau khi tốt nghiệp Đại học, cô đã đem sự "hưởng lạc" làm mục tiêu sống trong cuộc đời.

Diệp Di Lan, sinh năm 1970, sống ở Đài Nam, Đài Loan, người quyết định viết nên những câu chuyện ẩm thực trong 20 năm qua và xuất bản 17 cuốn sách để khẳng định sự hưởng lạc trong cuộc sống của mình.

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 1.

Trong suốt 20 năm qua, cô Diệp đã cho ra mắt 17 cuốn sách và có được sự đón nhận nhiệt tình của mọi người. Cô Diệp là người có thể kết hợp chặt chẽ công việc và cuộc sống nên hầu như cô không bao ngờ biết nghỉ ngơi là gì. Trừ những lúc ra ngoài du lịch, mỗi ngày cô Diệp đều ở nhà viết sách từ 9 giờ sáng đến 2 giờ đêm.

Cơm ngày 3 bữa chính là nguồn cảm hứng cho những sáng tạo của cô. Cô thích thưởng thức mùi vị thức ăn, thích ngâm rượu, thích uống trà. Mỗi ngày đều làm những bữa ăn khác nhau, không những thế cô còn khám phá văn hóa ẩm thực ở các nước trên thế giới, thu thập và ghi chú lại tất cả vào một cuốn sách.

Năm 2012, cô Diệp và chồng đã xây lại ngôi nhà 17 năm của họ, mở rộng không gian bếp chiếm ¼ căn nhà và khẳng định rằng đó là nơi tuyệt vời, lý tưởng nhất.

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 2.

"Niềm vui trong cuộc sống chính là thức ăn. Một sự thèm ăn mạnh mẽ sẽ thúc đẩy bạn liên tục tìm hương vị mới" - châm ngôn sống của nhà văn ẩm thực Diệp Di Lan.

Một người sinh ra để theo đuổi sự hưởng lạc trong cuộc sống

Đối với ẩm thực, Diệp Di Lan khác với những người khác là cô thích tìm tòi, khám phá nguồn gốc của những món ăn. Từ bàn ăn đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến văn hóa bản địa, khi cô càng nghiên cứu nhiều thì lại càng phát hiện ra nguồn gốc thật sự của mùi vị món ăn đó.

Diệp Di Lan cho biết, khi còn nhỏ, cô ăn rất thanh đạm, không quen ăn thức ăn bên ngoài nên đã tự nấu những món ăn cho riêng mình. Trong 20 năm qua, cơm ngày 3 bữa của cô đều không giống nhau. Cô nói rằng, mình ghét sự trùng lặp của những bữa ăn, nên nếu như có ai đó hỏi "món tủ" của cô là gì, cô sẽ không thể trả lời được.

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm "không bữa nào giống bữa nào" và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình

Khi ăn, cô muốn thưởng thức mùi vị theo mùa. Ví dụ, mùa hè đang đến sẽ là mùa của dưa, cô Diệp sẽ ăn dưa đến cuối mùa và lúc này cô biết được hóa ra mùi vị của dưa cuối mùa năm nay là như thế. Đến năm sau, khi ăn lại dưa, cô sẽ phát hiện, hóa ra dưa năm ngoái có thể vì thời tiết mưa nắng nên không giống với lần này. Nói chung, tùy theo mùa thay đổi mà những chi tiết này khác nhau từng chút một.

Cô Diệp nói rằng cô không nấu ăn giống nhau, đó không có nghĩa là các thành phần nấu nướng không lặp lại. Trong mỗi món ăn, có thể thành phần vẫn lặp lại nhưng mùi vị chắc chắn sẽ khác. Ví dụ, nếu như cô mua một quả dưa, cô sẽ ăn cùng chồng 4 lần và 4 lần này phải ăn theo cách khác nhau. Từ phong cách ẩm thực của Trung Quốc đến phong cách ẩm thực của Thái, Nhật Bản, Hàn Quốc, phương Tây và cả Ấn Độ, nhìn chung cô Diệp sẽ thay đổi chúng theo từng ngày.

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 4.
Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 5.
Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 6.
Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 7.

Trước mỗi bữa ăn, cô Diệp sẽ chụp hình lại những thành phẩm của mình. Khoảng 10 năm trước, sau khi mạng xã hội dần phát triển, cô Diệp đã đăng tải những hình ảnh này lên mạng cho bạn bè thưởng thức, không ngờ đã thu hút nhiều sự đón nhận của mọi người. Sau này, cô Diệp đem tất cả hình ảnh này in thành sách.

Cô Diệp cùng chồng nấu cơm.

Cô Diệp thường nấu ăn cùng chồng. Anh sẽ là người chịu trách nhiệm rửa rau, vo gạo và rửa chén, còn cô Diệp sẽ đảm nhận vai trò chuẩn bị nguyên liệu và nấu nướng. Trong quá trình nấu ăn, họ sẽ thảo luận về loại rượu nào sẽ thích hợp cho bữa ăn hôm đó? Uống nước trái cây hay nhâm nhi cùng trà? Cô Diệp luôn khẳng định rằng: "Sự kết hợp giữa ăn và uống cũng là một phần trong nghiên cứu ẩm thực của tôi".

Điều cô Diệp đam mê chính là việc nghiên cứu, tìm tòi nguồn gốc của những món ăn mà mình làm.

Diệp Di Lan cho biết, cô không nghĩ rằng hưởng thụ chính là việc tiêu tiền. Tất nhiên, nghiên cứu ẩm thực cũng cần đòi hỏi một nền tảng kinh tế nhất định. Cô Diệp không bao giờ mua quần áo dư thừa, đối với những đôi giày bị hư, cô có thể sửa lại và mang chúng trong 20 năm. Cô Diệp chỉ dùng tiền để đi du lịch, để mua nguyên liệu nấu ăn, cho nên đó là lý do cô dùng sự hưởng lạc để làm mục tiêu sống của mình.

Tổ ấm giúp nhà văn ẩm thực Diệp Di Lan "hưởng lạc"

Cô Diệp có một căn nhà nhỏ, căn bản là một bà nội trợ, cô không hay ra ngoài nên chỉ quanh quẩn trong căn nhà ấy và tận hưởng cuộc sống bình yên của mình. Năm 1996, cô và chồng kết hôn và chuyển đến đây ở được 17 năm. Sau này họ quyết định thay đổi diện mạo căn nhà để sống đúng với tiêu chí là "hưởng lạc".

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 11.

Căn nhà 100m2 của cô Diệp và gian bếp chiếm phần diện tích khá lớn của căn nhà.


Căn nhà không quá rộng lớn, tầm khoảng 100m2 chỉ có 2 người ở. Trong quá trình thay đổi, cuối cùng cô Diệp và chồng cũng biết được điều mình cần là gì. Nhà bếp là nơi được sử dụng thường xuyên nhất trong nhà, vì vậy họ đã xây dựng bếp chiếm ¼ diện tích và cũng là nơi lớn nhất trong căn nhà.

Một số kiến trúc sư khi bắt tay vào sửa chữa đều nghĩ cô Diệp xây dựng bếp để mở một lớp học nấu ăn. Không gian lớn thứ 2 trong căn nhà chính là phòng sách của cô Diệp, còn lại phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ tương đối nhỏ, nhưng miễn là vẫn đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của họ là được. Cô Diệp cho biết, nhà bếp là nơi lý tưởng nhất trong căn nhà. Nơi đây chứa đựng ước mơ, mục tiêu sống và là nơi khiến cô cảm thấy thoải mái nhất.

Trong số đó, bàn nấu là cốt lỗi, nằm ở trung tâm. Bên phải là bồn rửa và xung quanh là những nơi lưu trữ nguyên vật liệu cũng như vật dụng phục vụ cho việc nấu nướng hằng ngày. Tại bồn rửa chén, cô Diệp thiết kế nơi đựng đồ tiện dụng, ví dụ như những chiếc xẻng, chiếc muỗng đều treo phía trên của bếp, cô sẽ để mọi thứ trong tầm tay, trong tầm mắt, chỉ cần với tới là có được mọi thứ.

Không gian bếp của cô Diệp được thiết kế gọn gàng và tiện lợi.

Không gian bếp của cô Diệp được thiết kế gọn gàng và tiện lợi.

Không gian bếp của cô Diệp được thiết kế gọn gàng và tiện lợi.

Đối với một số nhà bếp, khói là một vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì nhà bếp của cô Diệp khá to, nên chồng cô đã sử dụng công suất hút gấp đôi những nhà bếp bình thường. Mặc dù cô Diệp không thường xuyên nấu những đồ ăn nặng khói, nhưng thỉnh thoảng vẫn làm những món nặng mùi như cà ri và một số thứ khác.

Cô Diệp không thích lưu trữ rượu, những loại rượu sau khi cô nghiên cứu tìm tòi và mua về thì sẽ thưởng thức chúng rồi sau đó sưu tập những nút chai. Cô có hứng thú với rượu vang hơn tất cả, thông thường cô Diệp sẽ nghiên cứu xem rượu nào sẽ thích hợp với bữa ăn nào, cũng nhờ những điều này mà bữa ăn nào của cô cũng đa dạng và phong phú về hình ảnh cũng như cảm xúc.

Bộ sưu tập các loại rượu của cô Diệp.

Bên cạnh nhà bếp thì phòng khách là nơi mà cô Diệp ở nhiều nhất. Hầu như việc nghiên cứu và tìm tòi mọi thứ đều bắt đầu từ đây. Cô Diệp thường thức dậy vào buổi sáng, bắt đầu công việc vào lúc 9 giờ sáng và kết thúc vào tầm 2 giờ đêm, vì vậy phòng sách của cô cũng được bài trí sáng sủa, thoải mái, rộng rãi.

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm "không bữa nào giống bữa nào" và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm "không bữa nào giống bữa nào" và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình

Không như những phòng sách khác, nơi cô Diệp nghiên cứu lại không sử dụng cửa đóng mà là cửa mở hoàn toàn. Tại đây, cô có thể quay người lại là có thể thấy không gian bếp, khi mệt mỏi thì có thể bước ra uống trà, nghỉ ngơi. Công việc của cô Diệp và chồng hoàn toàn khác nhau.

Cô là người sản xuất nội dung nên cần phòng sách để nghiên cứu, nhưng chồng cô lại là người kinh doanh, thường xuyên làm việc qua điện thoại hay ra ngoài giao tiếp nên chỉ cần một chiếc bàn là đủ. Mặc dù đã được thiết kế ở hai đầu để tránh làm phiền đối phương, nhưng trên thực tế căn nhà cũng không quá lớn nên họ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.

Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 18.
Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 19.
Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 20.
Người phụ nữ 20 năm nấu cơm không bữa nào giống bữa nào và hành trình đi tìm sự hưởng lạc ngay trong tổ ấm của chính mình - Ảnh 21.

Toàn ảnh ngôi nhà ấm cúng của cô Diệp.

Bây giờ cô có thể hiểu được điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mình là gì.

Cô Diệp nói rằng, cô hiểu rõ nhất về căn nhà của mình. Khi nào mặt trời chiếu vào tất cả các mùa, khi nào trời nóng, không gian nào thì gió mát, và mặt trăng xuất hiện vào hướng nào… Ngay cả khi cô không bước chân ra khỏi nhà, cô cũng vẫn cảm nhận được niềm vui tuyệt vời trong tổ ấm của mình.

(Nguồn: The Paper)

Theo Jia You

Cùng chuyên mục
XEM