Người Nhật khiến cả thế giới thán phục vì rửa bát, rửa rau ngay ở kênh nuôi cá
Cách người Nhật "sống chung" với mương nuôi cá chảy quanh cả làng khiến cả thế giới ngạc nhiên và khâm phục.
Nếu bạn đã từng ngạc nhiên với cách người Nhật biến hóa rãnh nước mưa quanh làng, thì chắc chắc khi biết được họ đã "sống chung" với mương nước đó như thế nào, bạn sẽ còn sửng sốt hơn.
Satoyama là một ngôi làng nhỏ gần Kyoto, chỉ với 150 nóc nhà cùng hơn 700 người dân sinh sống, nhưng cộng đồng người dân nơi đây rất nổi tiếng về lối sống thân thiện với môi trường của mình.
Kênh nuôi cá sạch chảy quanh làng và qua mỗi ngôi nhà.
“Sato” nghĩa là vùng đất có thể trồng trọt, sinh sôi còn “yama” nghĩa là núi hay đồi. Chính vì địa hình nơi nằm ở dưới chân núi, phía dưới là vùng đất bằng phẳng có thể trồng trọt và chăn nuôi.
Những ngôi làng tại đây được cung cấp nguồn nước sạch tại các đỉnh núi, họ sử dụng và nước thải sinh hoạt chảy về hồ lớn cuối thung lũng, nơi đây có hệ sinh thái đa dạng gồm trảng cỏ lau, đầm phá ngập nước theo mùa…
Người dân rửa bát, rửa rau và chia sẻ thức ăn với cá nuôi trên kênh.
Con người chia sẻ thức ăn và nơi sống với các sinh vật ở đây. Bên trong mỗi khu nhà của người dân làng đều có một bể cá nhỏ thông với dòng suối chảy theo hệ thống dọc khu nhà.
Bể cá này cũng là nơi người dân rửa rau, rửa chén bát bẩn. Họ nuôi cá không phải để ăn, đây là phương pháp truyền thống để làm sạch nước và ăn thức ăn thừa do con người đổ đi.
Người dân ở Satoyama rửa rau trực tiếp trên kênh nuôi cá.
Người Nhật không đổ chất bẩn vào bể cá vì hệ thống nước ở đây chung cho cả làng nên họ dùng cá để lọc sạch chất bẩn khi con người rửa chén bát hay rau củ.
Những chú cá có nhiệm vụ làm sạch nguồn nước trước khi đổ ra kênh chính. Và con kênh sạch đến nỗi nuôi dưỡng được những loại cá chỉ sống được ở những nguồn nước trong sạch nhất trên thế giới.
Những chú cá ăn thức ăn thừa và làm sạch nguồn nước trước khi đổ ra kênh chính.
Là đất nước không được thiên nhiên ưu ái, nhưng người dân Satoyama biết cách tận dụng nguồn tài nguyên xung quanh mình. Họ cũng sử dụng chúng một cách trân trọng và hợp lý, trồng mới cây ngay sau khi khai thác gỗ của khu rừng để lấy than và củi.
Họ chỉ chặt cây già và to, còn những cây non được họ chăm sóc và giữ gìn. Nơi đây được xem là thiên đường với bầu không khí trong lành, cuộc sống như một bản hòa tấu nhịp nhàng của con người và thiên nhiên tạo nên giai điệu tuyệt đẹp của cuộc sống.