Người Mỹ ngày nay chậm lão hóa hơn rất nhiều so với 2 thập kỷ trước nhờ sự thay đổi trong lối sống lành mạnh

28/03/2018 17:30 PM | Công nghệ

Các nhà khoa học tại đại học Yale đã phát hiện ra rằng người Mỹ hiện tại chậm lão hóa hơn so với 2 thập kỷ trước rất nhiều. Đây có thể là kết quả của việc thay đổi nhận thức trong lối sống lành mạnh.

Mỗi người thường lão hóa ở những mức độ và giai đoạn khác nhau. Nếu thời sinh viên bạn có tóc bạc trước bạn bè cùng trang lứa hay xuất hiện nếp nhăn trên trán khi còn ở lứa tuổi 20, thì bạn nên hiểu rằng mình có lẽ đã không được tạo hóa đối xử công bằng khi thời gian trôi qua, mình có biểu hiện già trước tuổi nhanh hơn bình thường. Trong y học có một khái nhiệm đó là tuổi sinh học (biological age), thường được so sánh với những người có cùng độ tuổi thời gian: nếu một người có tuổi sinh học nhỏ hơn tuổi thời gian (tuổi xuân) chứng tỏ cơ thể người đó chậm lão hóa và được xem là trẻ so với tuổi. Và ngược lại, khi tuổi sinh học lớn hơn tuổi thời gian (tuổi xuân) thì được xem là già so với tuổi!

Ngày càng có nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu sự khác biệt giữa tuổi sinh học và tuổi thời gian (chronological age) – là số tuổi được tính theo số năm sống của mỗi người, để hiểu rõ hơn về lý do tại sao một số người lại có tuổi cao hơn người khác. Những nghiên cứu như vậy có thể làm sáng tỏ nguyên nhân giúp chúng ta sống lâu hơn, sống tốt đẹp hơn. Một nghiên cứu mới tại đại học Nam California và Đại học Yale, đăng trên tạp chí Nhân khẩu học, cho thấy người Mỹ có bí quyết kéo dài tuổi tuổi xuân.

Ngày nay, chúng ta sống lâu hơn trước, và các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu rằng nguyên nhân có phải là từ những thay đổi về tuổi sinh học theo thời gian chứ không phải là do tác động của những tiến bộ trong y học. Những gì họ thấy rằng người Mỹ có thể đã già đi chậm hơn so với cách đây hai thập kỷ.

Để tìm ra kết quả này, các nhà nghiên cứu đã xem xét hai bộ dữ liệu từ chương trình Khảo sát khám sức khoẻ và dinh dưỡng Quốc gia (Hoa Kỳ), với một bộ được thu thập từ năm 1988 tới năm 1994, bộ còn lại từ giai đoạn năm 2007 đến năm 2010. Sử dụng các chỉ tiêu như chức năng trao đổi chất, sự kích thích và chức năng cơ quan cùng với các biện pháp đo lường mức độ huyết cầu tố (hemoglobin) và cholesterol toàn phần, chúng sẽ điều chỉnh tuổi sinh học cho từng cá thể trong bộ dữ liệu và so sánh nó với tuổi thời gian.

Đó là một vài nhân tố ảnh hưởng quá trình lão hóa và các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc chậm lão hóa là kết quả của sự thay đổi những thói quen xấu, điển hình nhất là xu hướng tránh xa thuốc lá.

Mặc dù chưa thể đưa ra được một khẳng định rõ ràng, nghiên cứu đã đưa ra một số luận điểm quan trọng. Và nghiên cứu trên cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự lão hóa của con người để nghiên cứu thêm trong tương lai, bao gồm hút thuốc lá, tập thể dục, cách thay đổi môi trường sống... giúp làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi xuân.

Hải Đăng

Cùng chuyên mục
XEM