Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện

17/10/2024 07:15 AM | Sức khỏe

Gan là cơ quan rất quan trọng nhưng cũng rất dễ tổn thương. Ngoài bia rượu, ung thư gan có thể hình thành từ những yếu tố ít ai ngờ tới.

Gan là cơ quan quan trọng, chịu trách nhiệm cho các chức năng giải độc, tiêu hóa và miễn dịch. Tuy nhiên, đây lại là “cơ quan câm” khi hình thành bệnh tật trong âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ngay từ đầu và thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người cũng ít chú trọng chăm sóc và bảo vệ gan, đến khi mắc bệnh mới bắt đầu hối hận. Dương Minh cũng là một trường hợp như vậy!

Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện- Ảnh 1.

Người đàn ông đi khám đau bụng và vàng da thì phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối (Ảnh minh họa)

Dương Minh năm nay ngoài 40 tuổi, hiện đang làm tài xế lái xe taxi tại tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Sống xa nhà, kinh tế gia đình lại một tay anh gánh vác nên Dương Minh luôn bận rộn từ sáng sớm đến đêm muộn. Mặc dù vất vả, căng thẳng nhưng anh không bao giờ động đến bia rượu hay thuốc lá như nhiều đồng nghiệp nam khác. Hơn nữa anh còn luôn tự nấu cơm mang đi để tiết kiệm. Vì thế, khi nhận chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối anh rất sốc.

Cụ thể, khoảng 4 tháng trở lại đây Dương Minh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh dù vẫn ăn uống đều. Cho đến khi nhận ra da và mắt mình chuyển sang màu vàng như nghệ, cơn đau thượng vị bên phải lan cả lên bả vai và sau lưng anh mới chịu đi khám. Lúc này chỉ số transaminase và alpha-fetoprotein của anh cao gấp mấy lần so với người bình thường. Sinh thiết chỉ ra ung thư gan đã tới giai đoạn cuối, thậm chí di căn nhiều nơi.

Sau khi thảo luận với bác sĩ, Dương Minh nhận ra nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ chính ruột chiếc nồi cơm điện mình sử dụng mỗi ngày trong gần 10 năm qua. Anh hối hận vô cùng nhưng mọi chuyện đã muộn.

Nấu ăn với ruột nồi cơm điện bong tróc gây hại thế nào?

Bác sĩ điều trị của Dương Minh giải thích, cũng giống như anh, nhiều người ít quan tâm đến bảo trì và thay mới ruột nồi cơm điện khi bị bong tróc. Dương Minh cũng thừa nhận, trong gần 10 năm qua anh chỉ thay ruột nồi cơm điện đúng 1 lần còn phần nồi bên ngoài mỗi khi hỏng hóc lại mang đi sửa. Anh không ngờ rằng, kiểu tiết kiệm này chính là sai lầm tai hại mang tới “án tử” ung thư gan cho mình.

Bởi vì khi lớp chống dính bên trong ruột nồi cơm điện bị bong tróc, các chất kim loại nặng có thể hòa lẫn vào thực phẩm, các phần nhỏ của lớp chống dính bong ra có thể hòa lẫn vào thực phẩm khi nấu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những điều này có thể giải phóng các hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ nhiễm độc và mắc các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm ung thư gan.

Đặc biệt, lớp chống dính thường làm từ polytetrafluoroethylene (PTFE) hoặc các hợp chất khác như perfluorooctanoic acid (PFOA). Trong khi các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với PFOA có liên quan đến sự phát triển của các bệnh lý về gan, trong đó có ung thư gan. Các chất độc hại này có thể làm tổn thương tế bào gan và gây rối loạn chức năng gan.

Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện- Ảnh 2.

Sử dụng ruột nồi cơm điện bong tróc lớp chống dính không chỉ hại gan mà còn gây nhiều bệnh nguy hiểm khác (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số hợp chất trong lớp chống dính bong tróc có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể và làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, béo phì, và các vấn đề sinh sản. Sự bong tróc này cũng làm giảm hiệu quả nấu nướng, hương vị món ăn và thậm chí tăng nguy cơ cháy nổ.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần chú ý đến tình trạng nồi cơm điện trong gia đình. Nếu phát hiện lớp chống dính bắt đầu bong tróc hoặc có dấu hiệu bất thường như mùi khét khi nấu, hãy thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi sử dụng hay rửa ruột nồi cơm điện hàng ngày cũng nên cố gắng nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước lớp chống dính.

Nguồn và ảnh: Sohu, Daily Mail

Theo Ngọc Ái

Từ khóa:  kim loại nặng
Cùng chuyên mục
XEM