Người đã phỏng vấn 21 tỷ phú thế giới đúc rút 3 điểm tính cách chung làm nên các tỷ phú tự thân

17/06/2021 14:56 PM | Kinh doanh

Tuy nhiên, những tỷ phú mà Badziag từng phỏng vấn thì lại khác. Họ thích kiếm tiền chứ không thích tiêu tiền.

Trên thế giới chỉ có khoảng 2.200 tỷ phú, chiếm khoảng 0,0002% dân số toàn cầu.

Và trong số đó, có khoảng 67% là các tỷ phú tự thân.

Những người nằm trong nhóm các tỷ phú tự thân thường kiếm tiền bằng một vài cách sau: họ chế tạo ra một sản phẩm hữu ích (giống như Bill Gates đã tạo ra Microsoft, với khối tài sản khoảng 107 tỷ USD); họ cải tiến theo một cách mới để giải quyết một vấn đề nào đó (như người đồng sáng lập ra Airbnb, Brian Chesky đang sở hữu khối tài sản ròng khoảng 3,7 tỷ USD); hoặc họ là những nhà đầu tư tài giỏi (như Warren Buffett với khối tài sản có giá trị 87,3 triệu USD). Mặt khác, đối với hướng phát triển doanh nghiệp bằng cách phân quyền, bạn sẽ rất khó được liệt vào danh sách các tỷ phú tự thân nêu trên, như Tim Cook, người điều hành công ty có giá trị 1.000 tỷ USD, có giá trị tài sản ròng khoảng 625 tỷ USD.

Người đã phỏng vấn 21 tỷ phú thế giới đúc rút 3 điểm tính cách chung làm nên các tỷ phú tự thân - Ảnh 1.

"Ngoài việc đầu tư và kinh doanh tài giỏi, các tỷ phú tự thân cũng có một vài đặc điểm chung", theo Rafael Badziag. Anh là người đã phỏng vấn 21 tỷ phú tự thân (bao gồm nhà đầu tư Uber thời kỳ đầu Tim Draper và InfoSpace, cùng với nhà sáng lập Viome Naveen Jain) để viết cuốn sách của mình "The Billion Dollar Secret". Dưới đây là 3 trong số những đặc điểm nổi bật của họ:.

Người đã phỏng vấn 21 tỷ phú thế giới đúc rút 3 điểm tính cách chung làm nên các tỷ phú tự thân - Ảnh 2.

Rafael Badziag

1. Họ thành công bất kể "thời tiết" có ra sao

Badziag cũng cho biết rõ lý do tại sao hầu hết mọi người (anh gọi họ là "những người lông bông") thường không thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ luôn chờ thời cơ đến rồi mới chịu thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhiên, các điều kiện lý tưởng đó thường xuất hiện mà họ không biết, nên họ không thực hiện được những gì họ mong muốn.

Anh nói: "Những tỷ phú ‘tự thân’ thì lại khác. Hầu hết, các tỷ phú tự thân mà tôi phỏng vấn đều không xuất thân từ gia đình giàu có hay một hoàn cảnh lý tưởng nào. Nhưng họ vẫn theo đuổi ước mơ của mình bất kể điều kiện hoàn cảnh có ra sao, dù là điều kiện bên trong hay bên ngoài."

Lấy ví dụ về một tỷ phú mà Badziag từng phỏng vấn, N.R Narayana Murthy, người đồng sáng lập tập đoàn CNTT Infosys có giá trị hơn 45 tỷ USD.

Người đàn ông 72 tuổi này hiện đang sở hữu khối tài sản ước tính là 2,4 tỷ USD. Ông lớn lên ở Ấn Độ trong những năm 50 và 60, một đất nước nghèo "có thù với các doanh nghiệp kinh doanh tự do vào thời điểm đó". Khi còn nhỏ, gia đình ông nghèo đến mức phải ngủ dưới sàn nhà vì không mua nổi đồ đạc.

Người đã phỏng vấn 21 tỷ phú thế giới đúc rút 3 điểm tính cách chung làm nên các tỷ phú tự thân - Ảnh 3.

Narayana Murthy

Dù không có tiền, nhưng Murthy vẫn rất chịu khó học hỏi. Ông thường lui tới những nhà sách công cộng trong thị trấn và đọc tất cả những thứ ông tìm được. Từ những gì học được, Murthy đã tin vào phần mềm điện tử sẽ phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, năm 1981, ông và một số cộng sự của mình đã lên ý tưởng mở một công ty phần mềm. Tuy nhiên, họ lại không có nổi một chiếc máy tính.

Vào thời điểm đó, họ đã quyết định đề nghị chính phủ Ấn Độ cấp giấy phép để nhập khẩu một chiếc máy tính, ông kể lại với Badziag. Vì vậy, trong 3 năm, Murthy đã đi đến Dehli bằng tàu hoả, mỗi chặng đường dài 1,500 dặm và có ít nhất 50 lần đến gặp các cơ quan viên chức để trình bày lý do ông cần được cấp giấy phép.

Với những dây cáp dùng cho máy tính và điện thoại phải mất một năm để mua được, Murthy và những cộng sự của mình đã thành lập nên Infosys. Sau đó, họ đã phát triển nó từ một công ty chỉ có vỏn vẹn 7 thành viên trở thành một công ty toàn cầu. Hiện nay, đây cũng là một trong những công ty tư vấn công nghệ hàng đầu ở Ấn Độ.

2. Họ không làm tất cả vì tiền

"Hầu hết ‘những người lông bông’ đang cố lao đầu vào việc kiếm được thu nhập cao ngất ngưỡng nhưng sẽ không bao giờ sở hữu được khối tài sản khổng lồ. Hoặc nếu họ làm được điều đó, họ sẽ mất đi động lực cố gắng làm việc khi thấy số tiền lớn trong tài khoản ngân hàng", Badziag nói. (Anh gọi trường hợp này là "cái bẫy cho kẻ đào vàng")

Tuy nhiên, Badziag nhận ra rằng các tỷ phú tự thân mà anh phỏng vấn không lấy sự giàu có để tạo động lực cho bản thân. Thay vào đó, họ "có mục tiêu và đam mê mãnh liệt với công việc của mình". Họ có động lực từ mong muốn "phát triển và học hỏi bất kể tài khoản ngân hàng của họ có số tiền lớn đến đâu."

Như Steve Jobs, người sáng lập Apple từng nói: "Tôi đã sở hữu khối tài sản hơn 1 triệu USD khi tôi 23 tuổi, hơn 10 triệu USD khi 24 tuổi, và hơn 100 triệu USD khi 25 tuổi. Nhưng nó chẳng có gì quan trọng, vì tôi không bao giờ làm việc vì tiền". Jobs nói ông thành lập Apple với một tầm nhìn đơn giản là cố gắng tạo ra một "chiếc máy tính cầm tay cho mọi người dùng mỗi ngày". Cuối cùng, những giấc mơ ngông cuồng nhất của ông cũng thành công ngoài mong đợi.

Người đã phỏng vấn 21 tỷ phú thế giới đúc rút 3 điểm tính cách chung làm nên các tỷ phú tự thân - Ảnh 4.

Murthy từng nói với Badziag rằng ông luôn có niềm tin rằng cách duy nhất để giải quyết được vấn đề nghèo đói là "tạo ra công việc với mức thu nhập tốt" và đam mê kinh doanh chính là một giải pháp tốt nhất.

Ông Mohed Altrad, một doanh nhân người Pháp gốc Syrian đã nói với Badziag rằng ông không coi tiền là mục tiêu. Hiện tại, ông là người kiếm được 2.7 tỷ USD bằng việc mua lại một công ty giàn giáo ở Pháp vào năm 1985 và phát triển nó thành một tập đoàn dịch vụ công nghiệp dẫn đầu có tên Altrad Group.

Altrad nói: "Đó là một trong những dấu ấn thành công của cuộc đời tôi. Với tôi, thành công của một tổ chức đó là sự bền vững. Ở đó, mọi người luôn cảm thấy hạnh phúc, và nhân loại có được đời sống vững vàng."

3. Họ tiết kiệm

Theo Badziag, những người thích tiêu xài hoang phí thường hay mượn nợ để được tiêu xài hơn số tiền mình đang có. Ngay cả với những người thành công, họ cũng hay có xu hướng khoe sự giàu có của mình bằng xe hơi, đồ hiệu và những chuyến du lịch xa hoa.

Tuy nhiên, những tỷ phú mà Badziag từng phỏng vấn thì lại khác. Họ thích kiếm tiền chứ không thích tiêu tiền.

Lấy ví dụ về Warren Buffett. Dù đang sở hữu khối tài sản khổng lồ, ông vẫn sống trong một căn nhà bình dân tại Omaha mà ông đã mua vào năm 1958 với giá 31.500 USD (khoảng 277.000 USD hiện nay). Ông vẫn ăn sáng với mức giá bình dân. Ông chỉ tiêu khoảng 3,17 USD một ngày ở McDonald’s để mua một trong 3 món: 2 miếng xúc xích, phần xúc xích, trứng, pho mát hoặc phần thịt xông khói, trứng, pho mát.

Và Peter Hargreaves, người sáng lập nên Hargreaves Lansdown, một trong những doanh nghiệp dịch vụ tài chính lớn nhất Vương quốc Anh. Ông từng nói với Badziag vài năm trước rằng mình vẫn còn lái chiếc xe Toyota Prius 8 năm tuổi. Hiện tại, Hargreaves nắm trong tay khối tài sản ước tính khoảng 4,2 tỷ USD.

Hargreaves cũng kể cho Badziag về việc con cái của ông cũng là những người rất tiết kiệm. Ông nói: "Những đứa trẻ của tôi cũng lái những chiếc xe rất bình dân, cả hai đều đang sở hữu một chiếc xe 7 năm tuổi. Chúng ở tại những căn hộ cũng rất bình dân. Còn khi đi nghỉ dưỡng, chúng thường đi chung với bạn bè và ngồi hàng ghế sau cùng trên máy bay."

Dĩ nhiên, một số tỷ phú sẽ tự biết cách điều chỉnh mức độ giàu có của mình. Ví dụ: Mặc dù Bill Gates trở nên nổi tiếng với việc đeo một chiếc đồng hồ chỉ 10 USD, nhưng dạo gần đây ông cũng thừa nhận rằng bản thân rất thích điều đó. "Hiện tại, tôi đi du lịch rất nhiều, và phải thừa nhận đây là việc tôi rất ghét khi tôi 20 tuổi. Tôi đã tuyên bố rằng tôi sẽ không bay trên bất kỳ phương tiện gì mà không có người hướng dẫn đi cùng, nhưng hiện tại tôi lại có một chiếc máy bay riêng", Gates nói tại sự kiện Village Global.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM