Nghiên cứu của ĐH Oxford về yếu tố tác động tích cực tới kết quả học tập và ngoài học tập của học sinh

19/05/2023 16:40 PM | Sống

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford trên đối tượng học sinh của nhiều nước khác nhau, Wellbeing (sức khỏe và hạnh phúc) có tác động tích cực tới kết quả học tập và ngoài học tập của học sinh.

Nếu ví von mỗi đứa trẻ là một “hạt mầm”, thì khi cây xanh tươi và vững chãi trước mọi tác động bên ngoài, đó chính là thành quả viên mãn nhất đối với “người làm vườn”, tức cha mẹ. Điều này đồng nghĩa rằng “hạnh phúc” chính là điểm đến cuối cùng mà bất cứ ba mẹ nào cũng mong muốn con trẻ có được trong hành trình trưởng thành. 

Tuy nhiên, con trẻ có đang thật sự “hạnh phúc” như chúng ta nghĩ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Năm 2020, tại Việt Nam, 12% trẻ em từ 6 – 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo khảo sát về phương pháp giáo dục của cha mẹ và sức khỏe tâm thần của học sinh trung học tại Hà Nội, Huế và TP.HCM, 16,4 trong tổng số 757 học sinh tham gia được ghi nhận có vấn đề về sức khỏe tâm thần. 

Có thể thấy, trẻ em đang có khá nhiều áp lực, trong đó áp lực học tập là lớn nhất, sau đó là áp lực gia đình, các vấn đề tác động của xã hội…

Thay vì giải quyết từng sự vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh, người lớn cần quan tâm đến việc tạo "kháng thể" cho học sinh khi đối mặt với các vấn đề trong học tập, cuộc sống. Và vai trò của nhà trường - nơi các em dành phần lớn thời gian trong giai đoạn trưởng thành là vô cùng quan trọng.

Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, đây là yếu tố có tác động tích cực tới kết quả học tập và ngoài học tập của học sinh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Để trẻ sự cân bằng bên trong và sẵn sàng sức mạnh cho một tương lai bất định, không chỉ chú trọng thành tích học tập mà còn phải chuẩn bị nội lực vững vàng về Thể lực, Trí lực và Tâm lực. Đó là lý do khái niệm Wellbeing (sức khỏe và hạnh phúc) ngày càng được nhiều người quan tâm.

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford trên đối tượng học sinh của nhiều nước khác nhau, Wellbeing có tác động tích cực tới kết quả học tập và ngoài học tập của học sinh. Khung chương trình phổ thông của Quốc gia Anh từ năm 2015 cũng đã bắt đầu khuyến khích đưa giáo dục "Wellbeing" vào chương trình Tiểu học và THCS để học sinh tìm hiểu về sức khỏe, cảm xúc và kỹ năng xã hội.

Wellbeing - Tại sao lại quan trọng?

Theo các chuyên gia từ Đại học Oxford, Wellbeing là sự tổng hòa của sức khỏe thể chất (physical health), sức khỏe tinh thần (mental health) và sự hài lòng với cuộc sống. Người có Wellbeing là người khỏe mạnh, sống có mục đích, ý nghĩa, có sự kết nối với xã hội và cân bằng được cảm xúc xã hội cũng như những căng thẳng trong cuộc sống.

Well-being tập trung vào 4 nội dung: 

- Chăm sóc cơ thể: Tìm hiểu và xây dựng các thói quen tốt cho cơ thể; 

- Chăm sóc tâm trí: Nhận biết cảm xúc bản thân, kiểm soát những thành kiến tiêu cực và thúc đẩy những suy nghĩ lạc quan tích cực; 

- Chăm sóc các mối quan hệ: Phát triển và duy trì tình bạn, thể hiện tình cảm yêu thương và kết nối với thế giới; 

- Chăm sóc bản thân và thế giới: Nhận biết điểm mạnh của mình và đặt mục tiêu phát triển bản thân.

Chia sẻ trong buổi Hội thảo “Passport Cho Tương Lai Của Con” diễn ra tại trường Quốc tế Nam Mỹ (UTS) mới đây, cô Nguyễn Minh Hằng - Quản lý đối tác khu vực Đông Nam Á, Chương trình phổ thông quốc tế Oxford, NXB Đại học Oxford chia sẻ: 

"Sức khỏe" ở đây bao hàm cả sức khỏe thể chất, tinh thần và cả những mối quan hệ. "Hạnh phúc" là niềm vui trong quá trình học tập trọn đời. Việc xây dựng cho học sinh sự tự tin ngay từ rất sớm, những phương pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, các mối quan hệ và thế giới giúp các em có thể vững vàng trước những thử thách và xây dựng tương lai cho chính mình.

Có thể thấy được những kết quả tích cực trong quá trình học tập của học sinh tại UTS. Không chỉ ở trong giờ học Wellbeing, mà ngay cả khi học Toán, Khoa học hay tiếng Anh thì tinh thần Wellbeing vẫn được thể hiện rõ trong các hoạt động học tập. 

Ngay cả các bạn nhỏ lớp 1, sau quá trình học tập cũng đã bắt đầu biết gọi tên cảm xúc của mình. Đó là một bước rất quan trọng đối với học sinh, vì từ đó khi lên các lớp lớn hơn, các con biết kiểm soát cảm xúc của mình. Các con được hướng dẫn cách đặt mình vào vị trí của người khác, vào những tình huống khác nhau để hiểu bản thân hơn và những mối quan hệ trong xã hội.

Một nghiên cứu của Đại học Oxford đã cho thấy Wellbeing có tác động tích cực giúp: Nâng cao tinh thần tham gia lớp học và thành tích của học sinh; Phát triển lòng tự trọng với nền tảng vững chắc; Tạo động lực và giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi phù hợp. Đặc biệt, Wellbeing giúp học sinh có sự chuẩn bị để chuyển tiếp thành công từ giai đoạn Tiểu học lên Trung học cơ sở.

Theo Hiểu Đan

Cùng chuyên mục
XEM