Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó

13/03/2018 14:01 PM | Sống

Hạnh phúc là một loại cảm xúc vui mừng hơn cả nụ cười, hoặc hơn cả khi chúng ta thưởng thức một bộ phim hay. Nó là một trạng thái tinh thần mà con người vừa ao ước lại vừa sợ hãi. Ngay cả bản thân ta cũng không nhận ra mình lại mâu thuẫn như vậy.

Theo nhà văn Dale Breckenridge Carnegie, ''Thành công là đạt được thứ bạn muốn. Hạnh phúc là muốn thứ bạn đạt được". Vậy còn bạn, bạn định nghĩa khái niệm "hạnh phúc" như thế nào? Bạn có bao giờ tự hỏi, liệu mình có đang hạnh phúc hay chưa?

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 1.

Con người dành cả đời để kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng lại sợ khi có được điều đó. Vậy lý do của nỗi sợ kỳ lạ này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Nghịch lý của Hạnh phúc

Việc bạn theo đuổi hạnh phúc có thể nhanh chóng trở thành một nỗi ám ảnh. Bạn càng ít quan tâm đến việc theo đuổi nó, bạn sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn.

Chúng ta sợ những gì chúng ta mong muốn. Khi bạn bị ám ảnh bởi sự thành công, nỗi sợ thất bại sẽ vùi dập tâm trí bạn. Sau đó, bạn cũng sợ thành công. Cách chúng ta đối mặt với hạnh phúc cũng tương tự vậy.

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 2.

Đừng cố gắng để được hạnh phúc 

Nghiên cứu cho thấy, người dân Bắc Mỹ cực kỳ quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, và họ nghĩ về nó ít nhất mỗi ngày một lần. Việc liên tục đeo đuổi hạnh phúc như thế có thể dẫn đến kết quả xấu không như mong đợi.

Các nhà tâm lý học đặt ra thuật ngữ "Mặt tối của Hạnh phúc", là khi một ý nghĩ hạnh phúc mơ hồ khiến con người lờ đi những khía cạnh ý nghĩa khác của cuộc sống.

Khi bạn nghĩ những thứ được xem là thành công (ví dụ trở nên giàu có hơn) sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn; bạn ngừng đánh giá cao những thứ bạn đang có. Luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng.

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 3.

Điều nghịch lý của hạnh phúc là, khi bạn cố gắng làm mọi thứ chỉ để mong được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có. Khi bạn biến 'hạnh phúc' thành một mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu hoạch định và suy đoán về những gì sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Suy nghĩ quá nhiều sẽ làm chúng ta lo lắng và cảm thấy thất vọng.

"Tôi ổn, hay tôi có nên kể bạn nghe (về vấn đề của tôi) không nhỉ?" - đây là một câu đối đáp điển hình của người Argentina khi được hỏi "Bạn có sao không?"

Câu nói này đơn giản chỉ có ý đùa cợt, châm biếm, nhưng nó cũng nói lên một điều rằng: Chúng ta thích đóng vai 'người bị hại' để thu hút sự chú ý. Như Leo Tolstoy đã nói: "Hạnh phúc là một câu chuyện ngụ ngôn buồn".

Một số người chấp nhận sự bất hạnh để thu hút sự chú ý

Không phải mọi người không muốn hạnh phúc, nhưng họ sợ nó mà không biết. Một số nền văn hoá tin rằng, hạnh phúc thường phải trả giá đắt hoặc đi kèm sau đó sẽ là tai họa. Những người khác thì lại cảm thấy tội lỗi, nếu mình vui vẻ trong khi người khác đang chịu đau khổ.

Châm ngôn Trung Quốc có câu: "Hạnh phúc nảy sinh bi kịch". Đối với những người Đạo giáo, hạnh phúc cuối cùng sẽ hóa bất hạnh và ngược lại.

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 4.

Có thể thấy rằng, văn hoá dân tộc ảnh hưởng quan trọng đến việc tại sao chúng ta có nỗi sợ hạnh phúc. Theo quan điểm Hồi giáo, hạnh phúc mà họ có được là do Thiên Chúa trên trời ban cho. Ở Malawi, người thành công thường bị nghi ngờ bởi vì họ có thể đã gian lận để đạt được điều đó.

Đối với các nền văn hoá phương Tây, hạnh phúc là một mục tiêu có giá trị cần theo đuổi. Họ cho rằng, niềm hạnh phúc nằm ở cá nhân mỗi người, chứ không phải là từ tập thể chung.

Nhưng người Mỹ chưa bao giờ là người hạnh phúc nhất thế giới. Thiếu quan tâm và kiểm soát chất lượng cuộc sống có thể là một phần nguyên nhân. Họ quá bận rộn với công việc, làm việc đa-zi-năng và đi công tác, khiến bản thân càng ngày càng có ít thời gian rảnh hơn. Do vậy, những người già trên 65 tuổi mới là người hạnh phúc nhất.

Hạnh phúc: Là cảm xúc hay trạng thái tinh thần?

Edward F. Diener, một nhà tâm lý học và chuyên gia về hạnh phúc, đã đặt ra thuật ngữ "Sự mãn nguyện chủ quan" (SWB) để mô tả cách mọi người đánh giá cuộc sống của họ. Chỉ số "SWB" bao gồm các yếu tố: đánh giá tổng quan (sự hài lòng/thỏa mãn trong cuộc sống), đánh giá các lĩnh vực của cuộc sống (mối quan hệ/công việc), hoặc cảm xúc về những gì đang xảy ra với họ.

Diener tin rằng, nói chung, mọi người đều hạnh phúc nếu họ nghĩ rằng, họ hạnh phúc.

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 5.

Hạnh phúc không phải là một điều đơn lẻ mà là một hệ thống toàn diện. Trạng thái cảm thấy hạnh phúc chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ. Một số chuyên gia tin rằng, hạnh phúc xuất phát từ cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Diener nhận thấy rằng, mối quan hệ xã hội mới là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác hạnh phúc chứ không phải thu nhập.

Tín ngưỡng tôn giáo cũng có thể đem lại cho mọi người hạnh phúc, sự thoải mái và cuộc sống ý nghĩa. Hạnh phúc không phải ngẫu nhiên, cũng không phải là món quà từ trên trời rơi xuống, mà chính bạn, mới là người quyết định hạnh phúc cho riêng bản thân mình.

Thiền cũng là một cách rất hay để đạt được sự thoải mái và vui vẻ tinh thần.

Đối với Phật tử, con đường dẫn tới hạnh phúc bắt đầu từ sự hiểu biết về nguồn cội của khổ đau. Đức Phật gọi tâm trí là một con ngựa hoang. Nó thích chạy nhanh và tự do, theo đuổi từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác. Chúng ta phải chế ngự nó bằng cách suy tư, thiền định và bản thân nên động lòng trắc ẩn nhiều hơn.

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 6.

Phản ứng và cảm xúc của con người sẽ khiến bản thân gặp lo lắng. Hạnh phúc là kết quả của việc thuần hóa con ngựa hoang, là tâm trí của chúng ta.

Cuộc hành trình đi đến hạnh phúc đòi hỏi phải nhìn vào góc độ thực tế. Phật giáo tập trung vào việc hóa giải tâm trí, oán hận, và sự thèm muốn. Nếu muốn tâm hồn bình thản - một cảm giác lành mạnh và hạnh phúc - đòi hỏi phải học tập và thực hành hàng ngày.

Nói chung, hạnh phúc là điều cần được nuôi dưỡng; nó còn hơn cả cảm xúc. Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần.

Hạnh phúc là tài sản lớn nhất của con người

Chúng ta thường đánh giá sự thành công của một quốc gia thông qua những giá trị kinh tế mà họ sản xuất. Liệu điều này có chính xác hay không, nếu như người dân nước đó không hề hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống? Vậy nên, hạnh phúc của người dân là thước đo chính của một xã hội thành công.

Nó không chỉ là trạng thái tâm trí mơ hồ, mà còn đem lại nhiều kết quả thực tế có thể đo lường được, thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau.

Nghịch lý của hạnh phúc: Con người luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng lại sợ khi có được điều đó - Ảnh 7.

Theo đó, những người hạnh phúc sẽ có hệ miễn dịch mạnh hơn và có xu hướng sống lâu hơn. Họ là những người sáng tạo; có mối quan hệ xã hội tốt hơn; có tinh thần hợp tác khi làm việc và dễ dàng thành công trong sự nghiệp. Họ cũng dễ dàng ổn định tinh thần như bình thường sau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều đặc biệt là, những người hạnh phúc thường biết cách chấp nhận bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt. Nó là trạng thái tinh thần mà con người dùng cả cuộc đời để kiếm tìm và sợ hãi khi có được. Nó cũng chính là tài sản to lớn nhất của chúng ta, vậy nên, hãy học cách nuôi dưỡng hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Nguồn: Medium

Theo Kiu

Cùng chuyên mục
XEM