Nghệ thuật cư xử với đồng nghiệp để luôn được quý trọng ai cũng nên biết

27/10/2018 16:00 PM | Kinh doanh

Nhưng chúng ta có thể hiểu cách ứng xử mà hầu hết mọi người đề cao, ủng hộ và có thể vận dụng sự hiểu biết của mình để cho mối quan hệ được tốt đẹp

Một trong những lý do phổ biến khiến người ta ngần ngại, dè chừng đối với nhau là họ cho rằng người khác sẽ chia sẻ quyền lợi cá nhân và tinh thần của họ. Chúng ta có thể không biết cách phản ứng của một người trong một tình huống nào đó. . Sau đây là một số cách giúp chúng ta chiếm cảm tình với những người mà mình tiếp xúc.

Công nhận sự khác biệt

Sẽ rất khôn ngoan khi nhận ra rằng trong bất cứ nhóm người nào – tại công sở, ở nhà hoặc trên sân bóng… – mỗi người đều khác biệt với chúng ta và họ khác biệt với những người còn lại trong nhóm đó. Trên thực tế, mỗi người đều mong chúng ta công nhận sự khác biệt và đối xử với họ theo cách riêng, mà không gò bó theo khuôn phép chung. 

Chúng ta cần lắng nghe, quan sát những người mà mình tiếp xúc và học cách đánh giá cao tính cách riêng biệt của họ. Hãy tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của họ, những gì họ thích và không thích, cách họ hành động và phản ứng, và điều chỉnh cách giao tiếp với mỗi người.

Khi chú ý vào những khác biệt, chúng ta biết được mỗi người có những mối quan tâm đặc biệt về các hoạt động và những mối quan hệ của họ. Chẳng hạn, giả sử chúng ta là sếp hoặc trưởng nhóm trong cơ quan, tổ chức của mình. 

Chúng ta quan sát rằng Joe, một trong những thành viên của nhóm, là người thích sự an toàn, chắc chắn nên không chấp nhận rủi ro vì sợ thất bại. Chúng ta chú ý thấy Betty là người có tham vọng và muốn thăng tiến thật nhanh. Và trong số những cộng sự khác, Sam và Lil cần được nhắc nhở thường xuyên, trong khi Karen thì luôn thử nghiệm những cách làm mới. Khi ghi nhận những khác biệt này trong tâm trí, chúng ta sẽ có thể làm việc hữu hiệu với từng người và giúp họ đạt được điều họ muốn.

Đối xử khác biệt khác với sự ưu đãi

Một số quản trị viên hoặc nhà quản lý lo ngại rằng "để thỏa mãn nhu cầu" của mỗi người, họ phải đối xử khác biệt với từng người và điều đó dẫn tới không những tình trạng lộn xộn, mà còn việc than phiền, phân bì do sếp đối xử bất công.

Nhưng bởi vì mỗi người mỗi khác, nên chúng ta cần có cách đối xử khác nhau với từng người nhằm đạt được mục tiêu chung – tức là hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Điều này không có nghĩa là chúng ta cần hạ thấp tiêu chuẩn hoặc dung thứ cho hành vi của một số nhân viên. 

Bằng cách cư xử với mọi người theo cách truyền cảm hứng cho họ để làm việc tốt nhất, chúng ta đang thực hiện công việc điều hành theo cách thức tốt nhất. Điều này tạo nên môi trường làm việc vui vẻ hơn, đạt năng suất cao hơn và còn giúp mỗi người – kể cả chính chúng ta – đạt tới mục tiêu. 

Cần thiết lập các chính sách, quy định về cách làm việc và thông báo rõ ràng cho nhân viên biết, đồng thời theo dõi, giám sát một cách kiên định và công bằng. Cindy và Sandy đều làm việc trễ hạn. Tuy nhiên, do có thiện cảm với Cindy và không thích Sandy, sếp đã áp dụng biện pháp kỷ luật đối với Sandy và chỉ khiển trách nhẹ đối với Cindy. Điều đó làm không chỉ Sandy cảm thấy bực tức, mà những nhân viên trong phòng cũng thấy bất công. Trên thực tế, những người vi phạm cùng một lỗi phải chịu chung một hình phạt.

Người ta thường phản ứng theo cảm tính, mà không phải theo lý trí, khi quyền lợi riêng tư bị xâm phạm. Mong muốn được đối xử công bằng nằm sâu trong bản tính của con người nên sự thiên vị sẽ làm người ta bực bội, nản lòng. Nó hủy hoại cảm giác an toàn ở những người lo ngại rằng nỗ lực và giá trị của họ không được công nhận.

Hãnh diện về công việc

Dù là ở cương vị điều hành hoặc là nhân viên, chúng ta cần hãnh diện về công việc của mình. Chúng ta đã có được vị trí hiện tại và tự hào về những thành tích của mình. Sếp đánh giá cao công việc của chúng ta và xem chúng ta là nhân viên có năng lực trong công ty. Nếu truyền được cảm giác hãnh diện cho mọi người xung quanh, họ sẽ có tinh thần làm việc hăng hái và tận tụy với công việc.

Hãy đánh giá cao và khen ngợi người khác bất cứ lúc nào thích hợp. Dale Carnegie đã khuyến khích chúng ta rằng "Hãy nồng nhiệt tán thành và đừng tiết kiệm lời khen" và lời khuyên này áp dụng cho bất cứ tình huống nào. Người ta thường thích nghe rằng họ là người tài giỏi, có giá trị.

Cảm giác thuộc về tập thể

Nhiều cơ quan, tổ chức gia tăng tinh thần làm việc theo nhóm và tinh thần đồng đội là điều cần thiết để nhóm hoạt động thành công. Về mặt tâm lý, người ta thích cảm nhận rằng họ là phần tử của một tập thể: một nhóm, một công ty, một cộng đồng hoặc một đơn vị trong quân đội… Người ta vui hơn, hợp tác hơn và làm việc hữu ích hơn trong nhóm của mình – nhất là những nhóm hoạt động hiệu quả và thành công. 

Trên thực tế, có một số người thường hãnh diện rằng trước đây mình từng phục vụ trong quân ngũ. Một số lại tự hào kể họ đang làm việc cho IBM, Microsoft, Apple, General Motors, Sony, Toyota, hoặc những công ty nổi tiếng toàn cầu khác.

Chúng ta có thể xây dựng tinh thần cộng đồng cho những người xung quanh chúng ta như thế nào? Nhà quản lý thành công xây dựng tinh thần làm việc theo nhóm bằng cách thể hiện cho các thành viên hiểu rõ mục tiêu chung và tạo cơ hội cho họ xác định họ sẽ đáp ứng mục tiêu đó như thế nào. Bằng cách để mọi người cùng tham gia vào việc quyết định công việc, họ cảm thấy mình là thành viên quan trọng đối với phòng ban và càng tận tụy với công việc. Nếu đầy lòng nhiệt tình, họ sẽ hứng thú làm việc và cố gắng hết sức mình.

Công nhận nhu cầu của người khác

Chúng ta có thể không biết được chính xác nhu cầu đặc biệt của người khác, nhưng chúng ta có thể chú ý tới mối quan tâm của họ dù rằng nó không dính dáng tới mình. Chẳng hạn, nếu bạn chung phòng đang học, chúng ta không bước vào phòng này và mở tivi làm ồn ào, ảnh hưởng tới bạn mình. 

Trong môi trường công sở, những cơ quan, tổ chức nào nhận thức được rằng nhân viên cần có cuộc sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giữ chân họ nhiều hơn so với các công ty chỉ biết ăn, thở, ngủ vì… công việc. Nếu hiểu được và tôn trọng cuộc sống cá nhân và gia đình của nhân viên, công ty sẽ không để tình trạng làm việc tới kiệt sức xảy ra và tạo được sự gắn bó, trung thành từ phía nhân viên. 

Theo Hội Quản trị Nhân lực Mỹ, nhà tuyển dụng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Để từ đó, họ có thể sẵn lòng đưa ra kế hoạch làm việc uyển chuyển và thông cảm với việc chăm sóc song thân, con cái, vợ/chồng của nhân viên mình.

8 cách để cư xử khéo léo ở công sở

1. Hãy cho mỗi người biết họ đang tiến bộ như thế nào.

2. Hãy huấn luyện và hướng dẫn nhân viên để giúp họ nâng cao khả năng đóng góp và hiệu suất làm việc.

3. "Hãy nồng nhiệt tán thành và đừng tiết kiệm lời khen."

4. Khi có thay đổi, hãy thông báo trước với mọi người về những tác động sẽ ảnh hưởng tới họ, và nếu có thể, hãy giải thích tại sao cần tiến hành thay đổi.

5. Chấp nhận về khả năng của mỗi người.

6. Xem xét khả năng nào chưa sử dụng, hãy giúp người đó phát triển khả năng và tận dụng nó.

7. Đừng bao giờ ngăn cản cơ hội thăng tiến của người khác.

8. Để mọi người tự do làm việc theo cách của họ. Khuyến khích họ đề xuất phương pháp và cách tiếp cận tốt hơn.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM