[Inside Factory] Cuộc sống kham khổ của nữ công nhân nhà máy đồ chơi Trung Quốc

27/02/2014 14:46 PM | Nghề nghiệp

Điều kiện sinh hoạt của họ giống như cuộc sống của tù nhân. Có đến 6 người sống trong một căn phòng chật hẹp ở kí túc xá và đến 50 người chung nhau một phòng tắm công cộng.

Hàng ngày, các công nhân phải xếp hàng báo danh 15 phút trước khi vào ca làm việc bình thường.

Điều kiện sinh hoạt của họ giống như cuộc sống của tù nhân. Có đến 6 người sống trong một căn phòng chật hẹp và đến 50 người chung nhau một phòng tắm công cộng.

Trường học gửi học sinh đến các nhà máy này để làm "thực tập sinh".

Các nhà máy sản xuất đồ chơi đều tuyên bố cho công nhân nghỉ giải lao 10 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc. 

Tuy nhiên, trên thực tế các công nhân đều không nhận được ưu đãi này.

Sau một ca làm việc, họ thậm chí còn phải mất thêm 10 phút để giải quyết các vấn đề liên quan trước khi chính thức được nghỉ ra về.


Trong tuần, các công nhân phải làm việc liên tiếp từ 6 – 7 ngày. Trung bình một tháng, một công nhân phải làm vượt 200 giờ, con số này cao gấp 5 lần so với mức cho phép hiện nay.

Các công nhân chỉ được nghỉ trưa, ăn trưa trong vòng 30 phút.


Các lao động nữ tại nhiều nhà máy thường không được hưởng chế độ nghỉ thai sản. Họ phải làm việc liên tục, và phần lớn đều không có thời gian để chăm sóc con cái và gia đình. Chính vì thế, họ phải gửi con cái về quê và nhờ gia đình chăm sóc.


Mặc dù làm trong môi trường vô cùng độc hại do thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất sử dụng trong đồ chơi, tuy nhiên, các công nhận này không hề nhận được khoản tiền phụ cấp cũng như thiết bị bảo hộ lao động.

Con số thống kê cho thấy, riêng trong năm 2009, có khoảng 1 triệu người bị thương và 20.000 người mắc bệnh do làm việc tại các nhà máy sản xuất đồ chơi.

Đáng báo động là các nhà quản lý không hề quan tâm tới việc này, thậm chí, họ còn tuyên bố công nhân sẽ không nhận được lương nếu nghỉ do bệnh tật.

Tại các nhà máy này, ở độ tuổi 30, các công nhân nữ bị cho là... quá già, không đủ sức lực để lao động nữa và họ bị sa thải.


Các nhà máy này thậm chí còn nhận công nhân... thực tập. Họ là những học sinh được các trường học trên cả nước gửi tới, phải làm việc như một công nhân chính thức và không lương.


Đa phần các công nhân đều đến từ các miền quê nghèo tại Trung Quốc.

Phải chịu môi trường lao động khắc nghiệt, nhưng họ không được nhận bất cứ khoản hỗ trợ, giúp đỡ nào từ chính phủ. Ước tính đang có hơn 150 triệu công nhân đang sống trong hoàn cảnh làm quá giờ quy định mà không có bất cứ hợp đồng lao động gì rằng buộc.

Tình trạng này xảy ra cũng một phần do nhận thức của những người công nhân này hạn chế, họ không biết đòi quyền lợi cho chính mình.

Sống trong hoàn cảnh làm việc khó khăn như vậy, tuy nhiên nhiều công nhân vẫn chấp nhận làm việc và ôm hy vọng có một cuộc sống tốt hơn.


Hình ảnh một cửa hàng đồ chơi tại khu chợ trời bang Califonia, Mỹ. Tất cả trong số này đều gắn mác sản xuất tại Trung Quốc!


>> Công nhân Samsung, Nokia Việt Nam đang sống chung với rác độc 

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM