Đừng nhận lời mời làm việc tại Facebook

26/07/2015 08:03 AM | Nghề nghiệp

Từ chối lời mời của Facebook đôi khi lại là quyết định đúng đắn nhất trong đời của bạn.

Ilya Pozin, một doanh nhân, nhà văn kiêm nhà đầu tư, người sáng lập ra nền tảng video giải trí trực tuyến Pluto.TV, công ty Open Me và hệ thống tiếp thị kỹ thuật số Ciplex đã có một bài viết cho biết lí do vì sao ông lại từ chối một lời mời hấp dẫn từ Facebook.

Nhận được một lời mời hợp tác hay làm việc tại Facbook là một giấc mơ tuyệt vời với nhiều người. Đột nhiên, bạn cảm thấy bay bổng với ý tưởng được hưởng những ưu đãi tuyệt vời và một mức lương cao chót vót, những bữa ăn trưa miễn phí và khoe khoang với bạn bè về những đồng nghiệp của mình tại Facbook. Nhưng trước khi ký vào bản hơn đồng, hãy bình tĩnh và trả lời câu hỏi: Đây có phải thực sự là ước mơ của bạn?

Tất cả những lợi ích khi làm việc tại một công ty nổi tiếng như Facebook thường làm bạn cảm thấy "mờ mắt" và không nhận ra được các cơ hội khác đang chờ mình. Dưới đây là những lí do mà vì sao Ilya Pozin cảm thấy hài lòng khi đã chọn con đường riêng cho mình thay vì chấp nhận lời mời từ Facebook.

Biết điều gì là quan trọng đối với bạn

Khi Kevin Systrom từ chối lời đề nghị Mark Zuckerberg để tham gia vào Facebook trong những năm cuối tại Stanford, anh hầu như không có bất kỳ ý tưởng gì về quyết định này của mình.

Đó là thời điểm năm 2006, khi mà mạng xã hội vẫn còn là một khái niệm xa lạ và Systrom nghĩ rằng việc hoàn thành chương trình học có ý nghĩa nhiều hơn là tham gia vào một dự án khởi nghiệp. Anh không hề biết Mark Zuckerberg sẽ biến Facebook trở thành một đế chế.

Tuy nhiên, Systrom đã thành lập nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram mà sau đó đã được Facebook mua lại với giá hàng tỷ USD. Systrom có thể cũng sẽ thành công nếu làm việc tại Facebook nhưng ngược lại anh cũng đã làm được những điều tuyệt vời nhờ vào việc đánh giá chính xác khả năng và đam mê của riêng mình.

Nếu bạn muốn thành công, hãy tự hỏi bạn có thật sự hạnh phúc khi làm một con ong thợ chăm chỉ không trong khi bạn vẫn có những ước mơ to lớn hơn.

Đừng để thất bại ảnh hưởng đến con đường của bạn

Thất bại có vẻ nghiêm trọng nhưng điều quan trọng bạn phải nhớ là chúng chỉ là tạm thời mà thôi. Brian Acton, đồng sáng lập của dịch vụ nhắn tin WhatsApp là một ví dụ điển hình nhất.

Năm 2009, Acton phỏng vấn xin việc tại Facebook và đã không được chấp nhận. Sau đó, Acton đã tập trung phát triển ứng dụng nhắn tin miễn phí WhatsApp và đây có thể được xem là một sai lầm "đầy tốn kém" khi cuối cùng công ty này phải bỏ ra 19 tỷ USD để mua lại WhatsApp.

Điều quan trọng là hãy nhớ rằng đôi khi những lời "hoa mỹ" đại loại như "thất bại chỉ là cơ hội cải trang" là chính xác. Khi các bạn từ chối công việc tại một công ty lớn hoặc họ từ chối bạn, bạn có thể cảm giác đây là một thất bại nhưng hãy nhớ rằng đây có thể là khởi đầu cho một chương còn thú vị hơn trong cuộc đời của bạn.

Tìm một công ty có văn hóa phù hợp

Những người thành công sống và thở với công việc của họ, họ cảm thấy thoải mái vì được làm điều mình thích. Ngược lại, chọn sai một công ty sẽ luôn khiến bạn khó chịu và không phát huy hết được khả năng và nhiệt huyết cho công việc.

Nhưng nếu đã chọn sai con đường từ lúc đầu, bạn đừng than van mà hãy nhìn vào tấm gương của Steven Chen, người đã làm việc với tư cách là kỹ sư phần mềm của Facebook một vài tháng trước khi quyết định nghỉ và bắt đầu công việc của riêng mình. Cuối cùng, ông đã tạo ra được sản phẩm của riêng mình, một dịch vụ upload video đơn giản mà chúng ta thường biết đến với cái tên… YouTube.

Cuộc sống quá ngắn để tìm kiếm ra các cơ hội phù hợp với nhu cầu của bạn. Văn hóa của công ty là vô cùng quan trọng vì vậy hãy luôn xem xét một cách kỹ lưỡng yếu tố này trước khi bắt đầu một công việc.

Đừng để xã hội chỉ cho bạn biết con đường đi

Khi một công ty như Facebook gọi điện thoại cho bạn, sự khôn ngoan sẽ cho bạn biết cách trả lời họ như thế nào. Hãy nhìn vào cách mà Mike Abbott từ chối vị trí Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật tại Facebook: "Cơ hội tốt nhất mà tôi đã bỏ lỡ là quyết định tốt nhất mà tôi đã từng làm. Tôi đã từ chối vị trí Phó giám đốc kỹ thuật của Facebook cách đây vài năm để theo đuổi một người phụ nữ mà bây giờ là vợ tôi".

Sau đó, anh đã trở thành Phó chủ tịch phụ trách mảng kỹ thuật của Twitter. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của cuộc sống cá nhân trên bước đường tìm kiếm vinh quang trong sự nghiệp của bạn. Một cơ hội lớn không đồng nghĩa với việc nó tìm đến bạn đúng thời điểm và bạn phải là người lựa chọn cuối cùng.

Đa dạng nơi làm việc

Nếu bạn là thông minh, cần cù và sáng tạo, sẽ luôn có một cơ hội khác dành cho bạn. Việc từ chối một cơ hội lớn vào một thời điểm không thích hợp thường là một quyết định đúng đắn.

Còn gì thú vị hơn khi nhận được lời mời từ một công ty khổng lồ như Facebook nhưng nếu cơ hội này đến không đúng lúc, hãy mạnh dạn từ chối. Bạn vẫn có thể thành công ở một nơi khác bằng cách theo đuổi những ước mơ của mình và biến chúng thành sự thật.

Cùng chuyên mục
XEM