Nếu không luận địa vị, không luận quan hệ, ai mới xứng đáng là danh tướng số 1 dưới trướng Tào Tháo?
Hạ Hầu Đôn và Tào Nhân được xếp hàng đầu, có một phần là bởi quan hệ thân thiết của họ với Tào Tháo, nếu không luận địa vị, không nói tới quan hệ thân thiết, vậy ai sẽ xứng đáng là vị tướng số 1 dưới trướng Tào Tháo?
Chúng ta đều biết, thời kì Tam Quốc, thủ hạ dưới trướng Tào Tháo nhiều không kể xiết, chỉ tính các mưu sĩ hàng đầu thôi cũng đã có mấy người, danh tướng hàng đầu cũng không thiếu, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là 10 người: Tào Nhân, Tào Hồng, Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm, Trương Liêu, Từ Hoảng, Lý Điển, Lạc Tiến, Trương Cáp, Điển Vi, Hứa Chử…
Tự cổ chí kim, người ta thường thích xếp hạng những danh tướng này, nếu xếp hạng theo đánh giá tổng hợp và toàn diện, rất nhiều người sẽ đồng ý rằng, Hạ Hầu Đôn đứng thứ nhất, bởi lẽ quan hệ của ông với Tào Tháo là khăng khít nhất, sau đó sẽ là Tào Nhân. Nhưng, giả sử nếu không theo sắp xếp này thì sao?
Hạ Hầu Đôn và Tào Nhân được xếp hàng đầu, có một phần là bởi quan hệ thân thiết của họ với Tào Tháo, nếu không luận địa vị, không nói tới quan hệ thân thiết, vậy ai sẽ xứng đáng là vị tướng số 1 dưới trướng Tào Tháo?
Nhân vật Hạ Hầu Đôn trên màn ảnh nhỏ
Trước tiên, nếu dùng phương pháp loại trừ, chúng ta có thể loại ra một vài người. Chẳng hạn như Điển Vi và Hứa Chử, hai người này về mặt võ nghệ không có gì để nói, nhưng nếu nói tới "đệ nhất đại tướng" dẫn binh tác chiến, thì hai người họ nghiêng nhiều hơn về chức vụ là vệ sĩ; Trương Cáp tuy có năng lực, nhưng nếu bàn về việc thể hiện thực lực thì có lẽ là sau khi Tào Tháo mất thì Trương Cáp mới có thể như chim sổ lồng, thể hiện được tài năng của mình.
Tào Hồng, Lý Điển, Lạc Tiến, 3 người này, năng lực có phần hơi lép vế hơn một chút; Hạ Hầu Đôn an định hậu phương không tồi, nhưng tính tình nóng nảy, hay nóng vội, tác chiến ở tiền tuyến lại thường thất bại, có thể loại trừ.
Như vậy, chỉ còn lại Tào Nhân, Hạ Hầu Uyên, Trương Liêu, Vu Cấm và Từ Hoảng.
Trước tiên bàn về Tào Nhân và Hạ Hầu Uyên, hai người này là có quan hệ họ hàng thân thiết với Tào Tháo, theo Tào Tháo nam chinh bắc chiến ngay từ những ngày đầu, đều là những đại tướng có chiến công hiển hách. Nhưng ảnh hưởng của Tào Nhân lớn hơn Hạ Hầu Uyên, chức quan cũng hơn Hạ Hầu Uyên.
Nhân vật Tào Nhân trên màn ảnh nhỏ
Còn sự khác biệt về đối thủ, đối thủ của Tào Nhân, đều là kiểu như Chu Du, Quan Vũ, còn đối thủ của Hạ Hầu Uyên là kiểu Mã Siêu, Hoàng Trung, dù khác biệt không lớn, nhưng khoảng cách tất nhiên vẫn có, đối thủ của Tào Nhân tất nhiên hơn đối thủ của Hạ Hầu Uyên một chút.
Mấu chốt là ở chỗ, Tào Nhân cả đời hầu như không có khuyết điểm gì lớn lắm, trấn thủ rất tốt Phàn Thành, có những đóng góp rất to lớn trong tiến trình lịch sử lập ra Tào Ngụy; còn Hạ Hầu Uyên, trận chiến núi Định Quân thất bại đã gây ra tổn thất rất lớn cho Tào Tháo.
Nhân vật Hạ Hầu Uyên trên màn ảnh nhỏ
Tiếp theo cùng bàn về Trương Liêu, Vu Cấm và Từ Hoảng.
Ba người này đều là thành viên của Ngũ tử lương tướng của Tào Tháo, cũng là những vị tướng mà Tào Tháo tin tưởng nhất ngoài tông thất nhà mình. Rất nhiều người nói, nếu không luận quan hệ thì 3 người họ, nhất định sẽ được giữ chức vụ cao hơn Tào Nhân hay Hạ Hầu Uyên.
Nhìn vào tổng quan chiến tích cả đời của 3 người họ, có thể thấy Trương Liêu dũng mãnh nhất, "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc"; Từ Hoảng lợi hại nhất, đánh bại Quan Vũ, phá vòng vây Phàn Thành; Vu Cấm dù đầu hàng Quan Vũ ở trận Tương Dương Phàn Thành, mất chút danh tiếng, nhưng nếu luận về trí lực, Vu Cấm mới là người lợi hại nhất trong ba người.
"Tam Quốc chí" có ghi chép rằng: "Thái tổ kiến từ võ công, nhi thời chi lương tướng, ngũ tử vi tiên. Vu Cấm tối hào nghị trùng."
Ý muốn nói nếu dẫn binh tác chiến, Vu Cấm là người ổn định nhất trong 5 người ngũ tử lương tướng, về mặt năng lực tổng hợp, Vu Cấm hơn hẳn hai người còn lại.
Nhân vật Vu Cấm trên màn ảnh nhỏ
Còn một điều quan trọng nữa, trong ngữ tử lương tướng, 4 người Trương Liêu, Từ Hoảng, Trương Cáp, Lạc Tiến đều được Tào Tháo ban cho "giả tiết", chỉ mình Vu Cấm được ban cho "giả tiết việt".
Có lẽ nhiều người không biết "giả tiết" và "giả tiết việt" là gì? Có gì khác nhau? Đơn giản mà nói thì người có "giả tiết việt", sẽ giống như quân vương, có thể giết người chỉ có "giả tiết", chẳng hạn Quan Vũ khi trấn thủ Kinh Châu cũng đã được Lưu Bị ban cho "giả tiết việt".
Qua đây có thể thấy, năng lực của Vu Cấm rất được Tào Tháo công nhận.
Vậy thì, giữa Tào Nhân và Vu Cấm, một người là tông thất họ Tào, một người là tướng quân ngoại thích, trong dẫn binh tác chiến đều nhận được sự công nhận của Tào Tháo, cũng lập được không ít công lao, bạn cảm thấy, hai người này, nếu bỏ đi quan hệ thân thích, ai mới xứng đáng là đệ nhất mãnh tướng dưới trướng Tào Tháo?