Nếu đang băn khoăn không biết bản thân muốn làm gì thì bài viết này chính là dành cho bạn

09/01/2019 09:45 AM | WeLearn

Nếu bạn không bắt tay vào làm một việc, bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được điều đó.

Bạn đang ở giữa cuộc hành trình. Có thể bạn đang có một sự nghiệp, đang đi học, đang làm cha mẹ, đang đi du lịch, đang làm kinh doanh, đang có một mục tiêu mới, một mối quan hệ mới. Có vẻ như bạn đang ở giữa rất nhiều những cuộc hành trình nhưng bạn không chắc chắn được hết những điều đó. Bạn đang đi vào ngõ cụt, bạn đang mắc kẹt bởi những thứ không chắc chắn, bạn thậm chí còn không dám nghĩ rằng nó chỉ là một điều, một điều lớn lao quan trọng, điều mà bạn muốn.

Nhiều lúc bạn cảm thấy bạn chỉ đang sống "trôi nổi", cố gắng làm cho mọi thứ trở nên thật hiển nhiên, rõ ràng, dễ hiểu. Có vẻ như là bạn thậm chí còn chưa bắt đầu cuộc hành trình của chính mình.

"Tôi không biết tôi muốn làm gì."

"Tôi không biết tôi mong muốn gì cho sự nghiệp của mình."

"Tôi không biết tôi muốn trở thành kiểu người nào."

"Tôi không biết tôi muốn gì."

Khi bạn có quá nhiều quyết định, những quyết định của bạn vô cùng vô tận như biển cả, bạn sẽ thấy có một vài điều xảy ra. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng, vô định, cảm thấy vô cùng kích động và bồn chồn. Tại sao? Bởi vì bạn biết có quá nhiều thứ cần làm, có quá nhiều điều khả quan nhưng bạn không làm được gì cả hoặc chỉ làm được rất ít. Nhưng tại sao?

Bạn cố gắng tối ưu hoá một quyết định một cách rất sâu sắc.

Bạn cố gắng dự đoán về tất cả những kết quả có thể xảy ra.

Bạn dành hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để đưa ra một quyết định đúng đắn.

Bạn không chỉ không đưa ra được một quyết định nào mà còn trì hoãn cả cuộc hành trình của bạn lâu hơn một chút.

Bởi vì bạn không muốn điều gì đó xảy ra cho nên hoá ra bạn lại đưa ra một quyết định sai lầm.

Bạn đã nghe rất nhiều lần rằng thất bại chẳng có gì đáng sợ nhưng có vẻ như thực hành thì không dễ chút nào. Bởi vì bạn không biết bạn muốn gì, đúng không?

Không! Đó là bởi vì bạn muốn quá nhiều thứ, và bạn không thích chọn lựa.

Thời gian bạn bỏ ra để làm gì đó đang cắt bớt đi thời gian tiềm năng bạn đáng lẽ ra làm những việc mà có thể thích hơn, đúng không? Bạn chỉ muốn điều tốt nhất cho bạn. Tôi hiểu điều đó. Chúng ta chỉ có thể sống 1 lần trong đời, chúng ta muốn tối ưu hoá cuộc sống này, nhưng hãy để tôi phanh phui sự thật phũ phàng này: đây chỉ là một logic hoàn toàn sai lầm và nó sẽ khiến bạn đau khổ sau 5, 10, 20 năm chờ đợi hoặc quyết định.

Nếu bạn không bắt tay vào làm một việc, bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được điều đó.

Đừng đối xử cuộc sống của bạn như một công thức bạn phải dành ra 10 năm để viết, chỉ để có thể có được một khoảng thời gian hữu hạn tiếp theo tốt hơn được một chút.

Điều này hoàn toàn sai lầm. Cuộc sống có nghĩa là một trải nghiệm. Bạn không bao giờ có thể tối ưu hoá điều gì chỉ bằng cách ngồi không suy nghĩ 24/7 trong khi 10 năm tới của bạn lại bị bỏ rơi chỏng chơ chẳng có ai làm gì nó. Bạn sẽ tìm ra được những thứ bạn muốn bằng cách cố gắng thử làm những điều mới mẻ, bằng cách giải quyết những vấn đề đơn giản, bằng quá trình loại trừ - không phải bằng công thức.

Nếu đang băn khoăn không biết bản thân muốn làm gì thì bài viết này chính là dành cho bạn - Ảnh 1.

Ưu điểm khi bạn làm điều này là bạn sẽ nhìn lại những quyết định mà bạn đã đưa ra, và bạn sẽ nhận ra rằng chúng làm cho hành trình của bạn trở nên khả thi, chúng khiến bạn cảm thấy hài lòng, vui mừng khôn xiết, cũng có thể là đôi khi bạn cảm thấy không thoải mái hay thậm chí là buồn. Nhưng như vậy mới là ý nghĩa đích thực của một cuộc hành trình.

Nhưng tôi nhận ra rằng rất khó để bắt đầu. Thay đổi thói quen và giải thoát bản thân là điều rất khó thực hiện. Không có một động lực nào có thể giúp bạn trừ khi bạn bắt tay vào làm những điều trên thực tế. Vì vậy, đây là nơi để bạn bắt đầu.

Nếu bạn chú ý, bạn có thể nhận ra rằng tất cả những sự nghi ngờ và không chắc chắn mà tôi nói có thể bắt nguồn từ cách suy nghĩ thiếu sáng suốt về mọi thứ. Một trong số đó bao gồm việc bạn tự nói với mình (khi bắt đầu điều gì) những câu như "Tôi không biết …" Đây chính là điều mà tôi thấy khủng khiếp nhất, một điều mà tôi muốn nhấn mạnh nhất có thể. Đây là lý giải.

Hãy lấy bút và giấy ra, bắt đầu một tài liệu mới, bắt tay vào viết.

"Những điều mà tôi biết chắc chắn."

Đừng để ý đến những gì mà bạn không biết. Hãy tập trung vào những gì bạn biết.

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không học những điều mới mẻ, không có nghĩa là bạn chỉ chăm chú vào những điều đã biết để khỏi bị rủi ro. Nó có nghĩa là bạn tập trung vào những thứ bạn biết chắc chắn về mục tiêu, nguyện vọng và sở thích của bạn.

Điều mà tôi biết chắc chắn

1. Tôi biết chắc chắn rằng tôi muốn được đặt chân đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế mới.

2. Tôi biết chắc chắn rằng tôi muốn bắt đầu kinh doanh.

3. Tôi biết chắc chắn rằng tôi sẽ chẳng có tương lai nếu tôi tiếp tục làm việc với đối tác của mình.

4. Tôi biết chắc chắn rằng x,y,z.

Nó có thể là bất kỳ điều gì. Và hầu hết, danh sách này sẽ ngày càng dài.

Điều này trông có vẻ đơn giản nhưng nó giúp bạn loại bỏ được tất cả các rào cản trong quyết định của mình và đơn giản hoá nó. Bạn biến những câu hỏi như "Tôi không biết nên đi đâu.", "Tôi không biết tôi nên ở đây bao lâu.", "Tôi không biết nên đi vào thời điểm nào và đi với ai." v.v.. thành những điều chắc chắn. Bạn nắm bắt được chúng và biến chúng thành những thứ bạn biết. Không phải bằng cách trả lời những câu hỏi đó mà bằng cách thay đổi bối cảnh.

Tôi biết chắc chắn rằng tôi muốn đi du lịch.

Vậy thôi.

Bây giờ mọi thứ khác gần như không đáng kể. Cho dù bạn đến Đức hay Tây Ban Nha, điều đó không quan trọng. Bạn sẽ đi theo hướng mà bạn đã vạch ra cho chính mình. Và như những gì chúng ta đề cập trước đó, những điều này có nghĩa là bạn cố gắng làm tất cả mọi thứ và đừng có ngồi một chỗ phân tích vấn đề mà không làm gì cả. Điều quan trọng là bạn hãy hỏi chính mình xem liệu rằng cái hành động bạn đang làm có phù hợp với những gì bạn biết chắc chắn không.

Đó là tất cả những gì bạn cần làm

Hãy cứ thực hiện ước mơ làm kinh doanh bất kể là bạn có thất bại hay không, nó vẫn đưa bạn đi đúng con đường mà bạn đã chọn, miễn là bạn bắt đầu công việc kinh doanh là bạn đã làm những điều mà bạn biết bạn muốn làm. Nếu loại hình kinh doanh mà bạn thực hiện là đúng thì bạn đã có được câu trả lời ngay lập tức, còn nếu không thì hãy để nhận thức đó cho lần sau. Bởi vì sau này bạn sẽ biết chắc chắn rằng liệu nó có phù hợp với bạn hay không. Nếu bạn không bắt tay vào làm thì làm sao bạn có thể nhận ra được điều này.

Hãy tập trung vào những gì bạn biết chắc chắn và bạn sẽ vô tình viết được một câu chuyện về cách mà bạn dần nhận ra được bạn muốn gì. Một câu chuyện tuyệt vời về những bất ngờ trong phút cuối, về khoảng thời gian tuyệt vời và khoảng thời gian thử nghiệm. Một điều có thật trong một thế giới thật đầy hoang đường.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM