Chỉ một thói quen này khiến người thành công khác biệt so với số đông còn lại

02/01/2019 14:18 PM | WeLearn

Đối với một người đàn ông thông minh, thói quen lại là một dấu hiệu của tham vọng.

Những người cùng phòng với tôi nói tôi sống như một con robot.

Sau khi thức dậy với giờ giấc như thường ngày, tôi tắm nước lạnh và mặc một kiểu đồ duy nhất mà ngày nào tôi cũng mặc. Những gì tôi ăn, đồ dùng tôi mua, cách tôi tập thể dục, giao tiếp với mọi người…. hoàn toàn lặp đi lặp lại mỗi ngày. Và những thứ còn lại như học hành và viết lách cũng diễn ra theo một cấu trúc tiêu chuẩn về địa điểm, thời gian và phương pháp.

Cuộc sống của tôi xoay quanh việc thực hiện các chuỗi hành động theo trật tự mà bản thân chúng là các chuỗi dự đoán của các hành động riêng lẻ.

Nghe có vẻ khủng khiếp đúng không?

Không đâu, ngược lại, thói quen không chỉ giúp bạn hành động hiệu quả hơn mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống bạn.

Ý chí

Nghe có vẻ vô dụng, nhưng năng lực tinh thần của chúng ta có giới hạn. Hơn nữa, chúng ta chỉ có duy nhất một nguồn ý chí. Điều đó có nghĩa là mọi quyết định của chúng ta đều làm giảm đi giá trị của sức mạnh tư duy quý giá.

Do đó, nếu bạn dùng nhiều ý chí để giải những câu đố tẻ nhạt thì chỉ còn một ít thời gian để chúng ta dành cho những điều quan trọng. Như một nghiên cứu về ý chí cho thấy: Khi bạn giảm bớt thời gian dành cho những lựa chọn không cần thiết, bạn sẽ tăng hiệu suất trong các vấn đề quan trọng.

Bài học được rút ra là: Hãy giảm bớt nhiều lựa chọn nhất có thể.

Không phải ngẫu nhiên mà Barack Obama, Mark Zuckerberg và Steve Jobs đều quyết định "hàng ngày hoá" cách ăn mặc. Nhà văn Seth Godin, với xu hướng thời trang tương tự, nói rằng ăn uống là một quyết định mà ông ấy không cần phải suy nghĩ.

Khi mà rất nhiều người thành công cùng chia sẻ một hành vi không mấy phổ biến, bạn nên để ý đến điều đó.

Lúc này, bạn nên ngầm hiểu rằng, tất cả những cuộc nói chuyện về nguồn nhận thức không còn đơn thuần là cuộc trò chuyện, mà đó là sự thật.

Bạn nên dành nguồn năng lượng của mình vào những lĩnh vực mà bạn có thể tạo nên sự khác biệt, vào những thứ thực sự quan trọng chứ không phải vào những thứ vô bổ như đồ ăn hay thức uống.

Sống có thói quen là một cách để thực hiện điều này và ngừng lãng phí khả năng của bạn.

Như nhà văn W.H.Auden (1907-1973) đã từng đồng tình:

"Đối với một người đàn ông thông minh, thói quen lại là một dấu hiệu của tham vọng."

Chỉ một thói quen này khiến người thành công khác biệt so với số đông còn lại - Ảnh 1.

Lập kế hoạch cho hành vi của bạn

Sống có kế hoạch vừa dễ vừa khó.

Nó dễ ở chỗ bạn trong tương lai sẽ không phải đưa ra những quyết định không quan trọng.

Nó khó ở chỗ bạn trong tương lai có thể không muốn động não để đặt câu hỏi cho các nguyên tắc mà bạn đã thiết lập trong quá khứ.

Ví dụ, tối chủ nhật, Maarten dự định sáng thứ 2 sẽ dậy vào lúc 8:00 để có một buổi sáng tuyệt vời, và đến sáng thứ 2 thì Maaren không thấy sự hấp dẫn của những điều tuyệt vời vì chiếc giường của anh mới thật thoải mái làm sao!

Trong những trường hợp như vậy, bạn cần phải sử dụng những mánh khoé mà ngày nay người ta gọi là "phao cứu sinh": Ý thức thiết kế môi trường của bạn để đảm bảo rằng bạn trong tương lai hành động như bạn trong hiện tại hướng đến.

Trong trường hợp của Maarten, tối chủ nhật anh ấy có thể quyết định "hack" hành động của anh ấy trong tương lai bằng cách đặt chiếc điện thoại lên ngăn kéo và không nằm cạnh giường. Do đó, vào sáng thứ 2, Maarten phải thức dậy để tắt báo thức. Kết quả là, nằm ngủ trên giường không còn là một lựa chọn nữa.

Ép buộc bản thân?

"Con đường duy nhất để dẫn đến thành công là vượt qua được những kỷ luật liên tục, không hấp dẫn, không hứng thú và đôi lúc đầy khó khăn hàng ngày." - Darren Hardy

Vào một ngày nọ, người bạn cùng phòng ở Nhật của tôi đã kể tôi nghe về chiến lược này và thú nhận rằng anh ấy không thể áp dụng nó bởi vì theo anh ấy, nó giống như kiểu đang "ép buộc bản thân". Ý anh ấy là việc từ bỏ các khả năng hành vi (như chợp mắt) khỏi tương lai là một ràng buộc không mong muốn đối với sự tự do của một người. Người ta không nên ép buộc bản thân tương lai của mình phải làm việc gì đó (như ra khỏi giường), anh ấy không "thực sự" muốn.

Để trả lời, hãy nhìn vào điều gì thực sự xảy ra khi bạn thực hiện các thói quen.

Đầu tiên, khi sống theo các lịch trình được thiết kế sẵn, bạn có cảm giác như là một điều gì đó đang chi phối những thứ còn lại, những thứ đó có khả năng không diễn ra theo ý muốn của bạn bởi những khó khăn hay những điều buồn tẻ. Thật sai lầm khi nghĩ rằng những thứ chi phối đó như là một thế lực thù địch đang "ép buộc" bạn làm gì đó. Đơn giản là bởi vì "tất cả quyền lực" là ở chính bạn.

Thứ hai, sự thật đơn giản là Maarten không "thực sự" muốn tiếp tục ngủ vào sáng thứ hai. Anh ấy có thể nghĩ là anh ấy muốn, nhưng thực ra anh ấy không muốn.

Làm thế nào để sống cuộc sống mà bạn mong muốn

Sống theo thói quen có nghĩa là bạn phải đưa ra những quyết định dài hạn, nó giúp bạn định hình được cuộc sống mà bạn muốn, thay vì bạn bị cám dỗ vào những sự hài lòng ngắn hạn. Bằng cách ý thức sắp xếp các hành vi của mình, bạn sẽ hành động như những gì bạn vạch ra trong đầu.

Hoá ra, điều này lại có nghĩa là cuộc sống của bạn diễn ra đúng như những gì bạn đã thiết kế, và trở thành cuộc sống mà bạn mong muốn.

Chỉ một thói quen này khiến người thành công khác biệt so với số đông còn lại - Ảnh 2.

Vào sáng thứ hai, Maarten cũng muốn đi ra ngoài, chỉ là anh ấy chợt quên nó thôi. Anh ấy không phải là đang bị ràng buộc phải làm những điều trái với ý muốn của mình mà chỉ là đang được nhắc lại mong muốn thực sự của mình.

Sống theo lịch trình có nghĩa là bạn không thể làm những gì bạn (một cách nhầm lẫn) nghĩ rằng bạn muốn làm từng phút từng giây. Tuy nhiên, nó đảm bảo cuộc sống của bạn sẽ giống như những gì bạn đã lựa chọn, bạn đã mong muốn. Bởi vì hành vi của bạn sẽ phù hợp với ý định thật của mình.

Do đó, thói quen không làm bạn có cảm giác bị giam cầm, mà ngược lại. Như cựu hải quân Hoa Kỳ, Jocko Willink nhắc nhở chúng ta rằng: "Kỷ luật là tự do."

Làm thế nào để có một cuộc sống vô nghĩa

Nếu tôi cho phép bản thân bị xao nhãng bởi những sự phiền toái bên ngoài, nó khiến tôi quên mất đi những mục tiêu mà tôi đang theo đuổi cũng như khiến tôi quên đi các phương tiện mà tôi đã vạch ra cho chính mình, thì lúc đó chẳng có gì khác biệt giữa ý chí và khát vọng nhất thời của tôi. Nếu bản thân tôi chính là động lực của tôi, thì tôi đáng giá như thế nào trên cái hành tinh này?

Khi bạn thực sự mong muốn đạt được điều gì đó, ép buộc bản thân chẳng có gì xấu. Bạn sẽ bắt đầu thấy thú vị khi phải chống lại sự quyến rũ của những thứ phiền phức hấp dẫn.

Mặt khác, nếu bạn không thực hiện những mong muốn dài hạn một cách nghiêm túc, bạn sẽ ngày càng phá vỡ các cam kết của chính bản thân mình. Mỗi khi bạn ra quyết định này, bạn sẽ ngày càng đánh mất sự tự chủ của chính bản thân mình. Nếu bạn đặt những điều cám dỗ lên trên đam mê của bản thân, thì bạn giống như kiểu đang nói với người yêu bạn là bạn sẽ chung thuỷ một lòng một dạ với họ cho đến khi bạn để ý người khác.

Sống vô nghĩa là, thay vì sống theo cách riêng của bạn, bạn sẽ được sống.

Chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn

Khi bạn không phải đắn đo về thời gian, địa điểm và cách bạn sẽ làm một điều gì đó mà bạn cần làm, nó sẽ giúp bạn làm việc đó hiệu quả hơn. Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, điều này sẽ giúp bạn trở thành một người tự hành động.

Theo lời của nhà tâm lý học nổi tiếng William James (1842-1910):

"Bạn càng tự động hoá trong nhiều hoạt động của cuộc sống, thì bạn càng có nhiều thời gian rảnh để làm công việc quan trọng của đời mình."

Ngược lại, nếu bạn dành năng lực tư duy hữu hạn của mình để nghĩ xem hôm nay ăn gì, mặc gì, làm việc, chơi bời, tập thể dục khi nào, ở đâu thì bạn đang cắt xén nguồn lực tinh thần cho các công việc quan trọng và do đó, bạn đang làm giảm hiệu suất của các lĩnh vực có liên quan đến cuộc sống bạn.

Bằng cách vạch sẵn các hoạt động của bản thân, bạn có thể tránh khỏi những cạm bẫy.

Thiết kế cuộc sống của bạn có nghĩa là bạn hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình, sống có trách nhiệm để đạt được ước mơ của mình.

Chắc chắn điều này bạn có thể làm được. Nhưng nó cũng đáng sợ không kém. Tôi thường nghi ngờ rằng những người đối kháng trực giác thường có những hành vi giống với robot, họ không chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình.

Đã đến lúc ngừng đánh giá thấp bản thân mình.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM