Mọi điều bạn nghĩ bạn biết về hạnh phúc đều sai cả

03/01/2019 08:25 AM | Sống

Nếu chúng ta muốn "hạnh phúc," chúng ta cần nghĩ thật kỹ về hình thức hạnh phúc mà chúng ta đang hướng tới và thứ chúng ta sẵn sàng đánh đổi.

Với nhiều người trong số chúng ta, hạnh phúc là mục tiêu cao nhất, đáng để đạt được hơn tất thảy. Nếu bạn hỏi tôi vào vài tháng trước, tôi sẽ đồng ý như vậy. Nhưng gần đây, tôi đã nghĩ về những lỗi lầm tôi gây ra khi theo đuổi hạnh phúc. Tôi thắc mắc liệu rằng sai lầm lớn nhất của tôi có phải là xem hạnh phúc như điều tất yếu.

#1 Không nghĩ xem hạnh phúc thực sự là gì

Với tất cả sự quan tâm chúng ta dành cho hạnh phúc, chúng ta hiếm khi nói ra được ý nghĩa của nó. Thực tế, có nhiều cách để diễn giải "hạnh phúc."

Một điểm khác biệt là giữa những hình thức hạnh phúc ngắn hạn, mãnh liệt như hưng phấn và hứng khởi, và những cảm xúc bình thản và mãn nguyện, ít mãnh liệt mà ổn định hơn. Nhận được lời khen từ người bạn thật sự quý mến có thể rất tuyệt nhưng rồi nó cũng biến mất không lâu sau đó. 

Ngược lại, cảm thấy bạn có những mối quan hệ ý nghĩa và hỗ trợ trong cuộc sống có thể đem đến cho bạn ít hạnh phúc hơn nhưng chắc chắn hơn. Các nhà nghiên cứu phân biệt rạch ròi giữa hai loại hạnh phúc - nhẹ nhàng và mãnh liệt - và thấy được chúng được trải nghiệm khác nhau dựa trên khung thời gian của người đó. 

Khi ta tập trung vào hiện tại, chúng ta có xu hướng cảm nhận sự hạnh phúc nhẹ nhàng nhiều hơn. Khi ta tập trung vào tương lai, chúng ta cảm nhận được sự mãnh liệt nhiều hơn.

Không phải một số hình thái hạnh phúc thì tốt hơn một số khác - chúng khác nhau, và theo đuổi chúng cũng là những việc khác nhau. Trong The Happiness Myth, Jennifer Hecht chỉ ra rằng các hình thức hạnh phúc khác nhau hiếm khi hòa hợp với nhau. Theo đuổi những trải nghiệm dữ dội tức thời có thể khiến chúng ta bỏ bê những thứ dẫn đến sự thỏa mãn lâu dài trong cuộc sống - bỏ bê bạn bè lâu năm vì những người quen mới thú vị hoặc bỏ việc một ngày để đi xem phim.

Nếu chúng ta muốn "hạnh phúc," chúng ta cần nghĩ thật kỹ về hình thức hạnh phúc mà chúng ta đang hướng tới và thứ chúng ta sẵn sàng đánh đổi. Nếu không làm như vậy, theo đuổi "hạnh phúc" như một tư tưởng lớn có thể nghĩa cuối cùng bạn sẽ theo đuổi sai mục tiêu.

#2 Tìm hạnh phúc ở sai chỗ

Có nhiều thứ trong cuộc sống đem đến cho chúng ta sự hạnh phúc mãnh liệt nhưng ngắn ngủi: được thăng chức, mua xe mới hay quần áo mới, hoặc nhận được một lời khen. 

Khi chúng ta trải qua xúc cảm đó, tự nhiên chúng ta muốn thứ gây ra nó nhiều hơn nữa - những cảm xúc mãnh liệt, tích cực được củng cố mạnh mẽ. Vì phản hồi nhanh chóng và kịch liệt hơn nhiều, cảm xúc mạnh có thể được củng cố nhiều hơn những cảm xúc tích cực, ít mãnh liệt hơn mà chúng ta có được từ một giai đoạn làm việc chăm chỉ đầy mãn nguyện, hay một mối quan hệ với ai đó chúng ta đã biết từ lâu. Chúng có thể tự nhiên được thúc đẩy để tìm kiếm những thứ đem đến cho chúng ta nhiều hình thức hạnh phúc mãnh liệt hơn. Điều này ổn thôi, dĩ nhiên, nếu bạn nghĩ và quyết định đó là sự đánh đổi bạn muốn thực hiện. Nhưng với phần lớn mọi người, tôi nghĩ không phải là trường hợp đó.

Cảm thấy niềm hạnh phúc của bạn phụ thuộc nhiều vào việc những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của bạn phát triển thế nào là điều tự nhiên: bạn yêu thích công việc của mình bao nhiêu và liệu bạn những mối quan hệ mật thiết và ý nghĩa. 

Nhưng điều này nguy hiểm hơn ta tưởng. Nghiên cứu tâm lý cho thấy chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao tác động lâu dài của cả những thay đổi lớn nhất trong niềm hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta giỏi thích ứng điều mới đến mức đáng ngạc nhiên - tốt và xấu - và quay trở về mức cơ bản của hạnh phúc. 

Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không thể hạnh phúc hơn với cuộc sống của mình nếu bạn bạn đang làm một công việc mà bạn thấy thỏa mãn so với nếu bạn sợ phải đi làm mỗi ngày. Nhưng không có nghĩa chúng ta nên cẩn thận đừng đặt quá nhiều hy vọng cho hạnh phúc trong việc "tìm kiếm một mối quan hệ/công việc hoàn hảo." 

Kể cả nếu chúng ta tìm được những thứ đó, chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra được nhiều thứ mà chúng ta không hài lòng. Có vẻ sự bất hạnh tự nhiên của hạnh phúc là nó như một cái máy dệt: luôn có nhiều chỗ để bện.

Mọi điều bạn nghĩ bạn biết về hạnh phúc đều sai cả - Ảnh 1.

#3 Ước ao mọi thứ sẽ khác đi

Có bao giờ khi đang trong một buổi họp mà bạn lại mong ước rằng mình đang ở nơi khác không? Hay ước rằng bạn trông hơi khác biệt hoặc sống ở nơi nào đó khác hay bạn có thể dễ dàng đạt được kỹ năng bạn mong muốn?

Theo đuổi hạnh phúc có thể phản tác dụng khi chúng ta bắt đầu muốn thay đổi những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Sẽ dễ dàng hơn nếu nghĩ theo hướng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu sự việc khác đi, chính là lý do chúng ta không bao giờ thấy thỏa mãn. Cuối cùng, những thứ chúng ta nghĩ niềm hạnh phúc của mình phụ thuộc vào đó hoàn toàn không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. 

Chúng ta không thể kiểm soát được liệu mình sẽ nhận được công việc mình mong muốn hay không. Chúng ta không thể kiểm soát được điều người khác nghĩ về chúng ta. Chúng ta không thể điều khiển thời tiết. Chúng ta có thể tác động lên một vài trong số những điều này nhờ hành động của mình nhưng đôi khi sự việc không theo ý muốn và chúng ta không làm được gì để thay đổi cả.

Mong muốn thay đổi những thứ không nằm trong tầm kiểm soát có lẽ là cách tốt nhất để sống một cuộc đời đầy sự bất mãn và thất vọng. Thật không may, nó có thể là mưu cầu hạnh phúc thường dẫn con người đến trạng thái thất vọng với những thứ xảy ra.

#4 Nghĩ rằng chúng ta nên luôn hạnh phúc

Vì có quá nhiều thứ ảnh hưởng đến hạnh phúc mà ta không thể kiểm soát nên việc luôn thấy hạnh phúc là điều không thể. Những điều xấu sẽ xảy đến với bạn trong cuộc sống. Người bạn yêu thương sẽ ốm đau và mất đi. Có những ngày khi mọi việc ập đến và bạn cảm thấy không còn sức lực để tranh đấu. Bạn sẽ trải qua những cảm xúc tiêu cực và điều đó cũng chẳng sao. Đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực đó vào lúc này sẽ chỉ khiến sự việc tệ hơn thôi.

Bạn dễ bị rơi vào bẫy lầm tưởng khi nghĩ rằng hạnh phúc nên luôn luôn là mục tiêu. Nhưng đôi khi, hạnh phúc không phải thật sự là cảm xúc hữu ích nhất. Đôi lúc cho dù chúng ta cố gắng thế nào thì cố gắng đó chỉ khiến mọi thứ tồi tệ thêm mà thôi. Đôi khi, không hạnh phúc cũng chẳng sao cả.

#5 Cứ theo đuổi hạnh phúc?

Thay vì hỏi, "Làm thế nào tôi có thể hạnh phúc?" Tôi nghĩ tốt hơn chúng ta nên hỏi:

1. Điều tôi thực sự quan tâm và muốn đạt được trong cuộc sống là gì?

2. Tôi muốn trở thành người như thế nào?

Sau đó hãy nghĩ về cách đạt được những mục tiêu này. Khi tôi hỏi chính mình câu hỏi đầu tiên, tôi nhận ra tôi quan tâm nhất hai điều: khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc làm công việc khiến tôi thỏa mãn, và có những mối quan hệ gần gũi ý nghĩa với người khác. 

Tự hỏi câu thứ hai, tôi lập ra một danh sách những đặc điểm tính cách và thái độ tôi muốn trau dồi: lòng trắc ẩn, sự cởi mở, lòng biết ơn và sự tò mò. Không giống "hạnh phúc," những điều này rõ ràng hơn, có thể thực hiện và nằm trong sự kiểm soát của tôi.

Trớ trêu thay, đây chính xác là những điều các nhà nghiên cứu sẽ khuyên bạn tập trung vào nếu bạn muốn hạnh phúc: tìm một công việc phù hợp và những mối quan hệ ý nghĩa, giúp đỡ người khác, biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Điều khác biệt là tôi không khuyên rằng nên làm những điều này vì chúng khiến chúng ta hạnh phúc. Chúng ta nên cân nhắc điều gì chúng ta thật sự quan tâm và chúng ta muốn trở thành người như thế nào, và để nó dẫn lối cho lựa chọn và hành động của chúng ta. Hạnh phúc không phải một mục tiêu, nó là một tín hiệu cho thấy chúng ta sống tốt và phù hợp với những gì chúng ta quan tâm. Chúng ta phải cẩn thận đừng để bị cuốn vào việc đuổi theo tín hiệu đó mà đánh mất đi điều nó thực sự đang cố nói với chúng ta.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM