Một loại gia vị được Trung Quốc tự nhận là đặc sản bản địa, nhưng người Thái lại "thức thời" đăng ký thương hiệu trước tiên và thu lợi gần 14 tỷ đồng

05/03/2023 16:18 PM | Sống

Mỗi quốc gia đều có những sản phẩm đặc biệt có thể đại diện cho văn hóa ẩm thực và đặc điểm truyền thống của quốc gia đó, và những thương hiệu sản phẩm này cũng có thể khiến mọi người ghi nhớ sâu sắc một số đặc điểm văn hóa của quốc gia đó.

Theo trang tin Baijiahao (Trung Quốc), nếu như đặc sản địa phương của Việt Nam là một số loại trái cây như vải, nhãn, thanh long, hạt điều… thì Thái Lan khiến người ta nhớ đến một số đặc sản như xôi xoài, sầu riêng...

Trung Quốc có đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, là quốc gia đông dân nhất thế giới, với 56 dân tộc, cũng có nhiều loại đặc sản địa phương.

Theo trang tin Baijiahao, có một sản vật được người Trung Quốc tự nhận là đặc sản bản địa, nhưng lại được người Thái Lan nhanh tay đăng ký thương hiệu trước tiên. Và việc đăng ký thương hiệu này cũng đã mang về cho Thái Lan khoản lợi nhuận lên tới 20 triệu baht (13,8 tỷ đồng).

Một loại gia vị được Trung Quốc tự nhận là đặc sản bản địa, nhưng người Thái lại "thức thời" đăng ký thương hiệu trước tiên và thu lợi gần 14 tỷ đồng - Ảnh 1.

Người Trung Quốc nghiền ớt khô, thêm hạt tiêu, hoa hồi, quế và các loại gia vị khác… để tạo ra ớt bột. Ảnh: Zcool

Trung Quốc tự nhận coi ớt bột là sáng chế của mình

Sản phẩm được người Thái đăng ký thương hiệu là ớt bột. Theo trang tin Baijiahao, ớt được du nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc ở thời nhà Thanh. Về sau, người Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các sản phẩm từ ớt, nên ớt đã trở thành một trong những loại gia vị hàng ngày của người dân nước này trong các thời kỳ khác nhau.

Đặc biệt là ở khu vực Tứ Xuyên - Trùng Khánh, về cơ bản mọi gia đình đều không thể thiếu ớt trong mỗi bữa ăn. Khu vực này nằm trong bồn địa, khí hậu tương đối ẩm ướt, nên người dân địa phương thường thích ăn ớt để xua tan cảm giác khó chịu, độ ẩm trong cơ thể của họ. Ăn ớt cũng giúp cơ thể cảm thấy ấm hơn, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Tiêu thụ một lượng ớt vừa phải có thể tăng cường trao đổi chất của cơ thể và mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe.

Mặc dù ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhưng theo trang Baijiahao, người Trung Quốc lại tự nhận mình đã sáng chế ra ớt bột và coi đó là đặc sản bản địa. Người Trung Quốc nghiền ớt khô, thêm hạt tiêu, hoa hồi, quế và các loại gia vị khác… để tạo ra ớt bột.

Nhưng người Thái "thức thời" hơn

Ở một diễn biến khác, sau khi ớt được du nhập vào Thái Lan, trải qua thời gian, người dân địa phương ở Thái Lan hiện đã đóng gói lại ớt bột và đăng ký thương hiệu sản phẩm cho nó. Người Thái cũng cho rằng ớt bột được sáng chế ở đất nước của họ, và ớt bột Thái Lan khác với ớt bột Trung Quốc về hương vị và phương pháp sản xuất.

Khẩu vị món ăn địa phương ở Thái Lan chủ yếu là cay và chua, đặc biệt là món súp Tom Yum nổi tiếng, được chế biến bằng cách thêm một lượng nhỏ ớt. Thêm ớt bột khi chế biến món ăn có thể làm cho màu sắc đẹp mắt hơn, ngon miệng hơn và sảng khoái hơn.

Người Thái bán ớt bột trong các túi ni-lông nhỏ trong suốt riêng biệt. Việc đóng gói như vậy không những làm tăng giá trị bán ra của sản phẩm, mà còn giúp cho ớt bột không bị ẩm, do đó kéo dài thời gian bảo quản.

Một loại gia vị được Trung Quốc tự nhận là đặc sản bản địa, nhưng người Thái lại "thức thời" đăng ký thương hiệu trước tiên và thu lợi gần 14 tỷ đồng - Ảnh 2.

Bằng cách cải tiến bao bì đựng ớt bột và đăng ký thương hiệu sản phẩm, người Thái có thể thu lợi 20 triệu baht (gần 14 tỷ đồng). Ảnh: Baijiahao

Còn tại thị trường Trung Quốc, ớt bột thường được bán lẻ trong các túi lớn và bao bì trông tương đối đơn giản. Theo trang tin Baijiahao, nhiều người nước ngoài khi thấy ớt bột được bán theo cân ở chợ Trung Quốc, còn cho rằng cách bán hàng này không hợp vệ sinh.

Trang tin Baijiahao ước tính, người Thái có thể kiếm được 20 triệu baht (khoảng 580 triệu đồng) bằng cách cải tiến bao bì đựng ớt bột và đăng ký thương hiệu sản phẩm.

Cũng theo trang Baijiahao, động thái của Thái Lan cũng thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng Trung Quốc, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối khi không thiết kế lại bao bì của ớt bột. Họ cho rằng, nếu cơ hội kinh doanh này được người Trung Quốc nghĩ ra sớm hơn, người Thái sẽ không dễ dàng kiếm được lợi nhuận cao như vậy.

Trang tin Baijiahao nhận định, người Thái đã "thức thời" và đổi mới bao bì ớt bột, điều này có thể giúp cho ớt bột trở nên phổ biến và được người tiêu dùng ưa chuộng hơn, đồng thời giúp cho lượng tiêu thụ ớt bột cũng tăng lên từng ngày.

Theo Hữu Hiển

Cùng chuyên mục
XEM