Một loại cà phê uống buổi sáng là “thần dược” hạ đường huyết, điều hòa huyết áp: Hóa ra rất ít người Việt biết đến
Khác với các loại cà phê bình thường, thức uống này gần đây đang được chú ý nhờ rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên toàn thế giới, được đánh giá cao nhờ hương thơm đậm đà và hương vị tiếp thêm sinh lực. Đối với một số người, cà phê chỉ là một món đồ uống để nhâm nhi, để ngồi lại trò chuyện với mọi người xung quanh, hoặc là một khởi đầu cho một ngày mới. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến cà phê xanh và những lợi ích sức khỏe mà nó có thể mang lại.
Hạt cà phê xanh còn được gọi là cà phê tươi. Về cơ bản, hạt cà phê xanh là hạt cà phê chưa được rang, có màu xanh tự nhiên, được hái từ cây cà phê và chưa qua xử lý. Khác với cà phê thông thường được rang ở nhiệt độ 246 độ C rồi sử dụng để pha cà phê, bánh ngọt hay đồ uống, còn cà phê xanh được xay thành bột hoặc chế biến thành dạng viên.
Đặc biệt, nhờ chứa nhiều thành phần bổ ích, cà phê xanh ngày càng thu hút sự chú ý trong những năm gần đây – vì những lợi ích tiềm tàng cho sức khỏe và hỗ trợ quá trình giảm cân.
5 lợi ích không thể bỏ qua mà cà phê xanh mang lại
Giàu chất chống oxy hóa
Cà phê xanh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, đặc biệt là axit chlorogenic. Những chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, giảm căng thẳng oxy hóa và nguy cơ viêm nhiễm. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác nhau, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.
Hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết
Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của cà phê xanh là khả năng hỗ trợ quản lý cân nặng. Axit chlorogenic trong hạt cà phê xanh được cho là có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất. Nó có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin, góp phần gia tăng hiệu quả cho quá trình giảm cân.
Ngoài ra, cà phê xanh có thể hoạt động như một chất ức chế sự thèm ăn, giúp mọi người kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và giảm lượng calo tiêu thụ tổng thể.
Đặc biệt, khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của cà phê xanh là một lợi thế đáng kể. Một số nghiên cứu cho rằng, vì chiết xuất cà phê xanh có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin, nên điều này có thể đặc biệt có lợi cho những người có nguy cơ hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol
Cà phê xanh có thể góp phần giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn. Hạt cà phê xanh có thể làm giảm huyết áp bằng cách thúc đẩy sự thư giãn của mạch máu, dẫn đến cải thiện chức năng tim mạch. Nó cũng giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại), đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.
Tăng cường năng lượng
Cà phê xanh được biết đến là nguồn tăng cường năng lượng tự nhiên. Trung bình, mỗi 240ml cà phê xanh cung cấp khoảng 100mg caffeine nhưng vẫn phụ thuộc vào từng loại cà phê và cách pha chế. Lượng caffeine đủ để tăng cường năng lượng cơ thể, giúp mọi người tránh được việc tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Có thể giúp ích cho sức khỏe não bộ
Kết hợp cà phê xanh vào thói quen hàng ngày của bạn cũng có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ. Các chất chống oxy hóa trong cà phê xanh có thể bảo vệ não khỏi stress oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Ngoài ra, caffeine trong cà phê xanh có thể tăng cường chức năng nhận thức, cải thiện tâm trạng và tăng sự tỉnh táo.
Lời kết
Muốn duy trì một nền tảng sức khỏe tổng thể, mọi người cần có chế độ ăn uống cân bằng và lối sống năng động. Cà phê xanh chỉ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác, đóng vai trò như một sự bổ sung có giá trị cho lối sống lành mạnh. Những tiềm năng trong việc hỗ trợ quản lý cân nặng, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường năng lượng và hỗ trợ sức khỏe não bộ của cà phê xanh cho thấy, mọi người hoàn toàn có thể bổ sung loại đồ uống này vào khẩu phần thường xuyên.
Tuy nhiên, điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng hàng ngày của bạn, đặc biệt nếu bạn đang có bệnh lý hoặc đang dùng thuốc. Hãy cẩn trọng để đảm bảo mỗi loại thực phẩm sử dụng đều an toàn và phù hợp với nhu cầu cá nhân của bản thân.
*Nguồn: India.com