Mô hình thức ăn giả của Nhật Bản - môn nghệ thuật độc đáo, công phu và lãi cực cao
Ở Nhật Bản, làm đồ ăn giả được coi là một loại hình nghệ thuật đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ, khéo léo. Đây cũng là ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty.
Nhật Bản - đất nước biến những thứ nhỏ bé, tầm thường nhất trở thành nghệ thuật đỉnh cao. Trong số đó, làm đồ ăn giả để trưng bày là một công việc sáng tạo đầy vất vả, đem lại cho nghệ sĩ và ngành công nghiệp này nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Mỳ bay, mỳ ramen, pizza... tất cả đều trông y như thật, nếu không có dòng chú thích chắc sẽ ăn nhầm
Điều đặc biệt là các mô hình này được làm hoàn toàn thủ công từ silicon. Các nghệ nhân dùng khuôn tạo nên những thành phần nhỏ của "món ăn" rồi ghép chúng lại với nhau. Giá của những mô hình này không hề rẻ, thậm chí đắt hơn đồ ăn thật. Ngành công nghiệp thực phẩm nhựa ở Nhật Bản ước tính đạt doanh thu hàng tỷ yên mỗi năm.
Những món ăn "ngon mắt" này được các nhà hàng Nhật Bản trên khắp thế giới sử dụng. Chúng được cho là mang lại hiệu quả cao hơn so với những hình ảnh trong thực đơn. Khách hàng được tận mắt nhìn thấy kích cỡ, màu sắc của các món ăn mà họ sẽ gọi
Chỉ cần nhìn thấy những miếng sủi cảo chiên "fake" thôi là đã đủ nuốt nước miếng!
Một nghệ nhân đang tỉ mỉ làm những miếng chuối giả
Ở một khu vực khác, những tảng bít-tết đang được "thật hóa". Những món từ phương Tây khá lạ lẫm đã khiến người Nhật khó khăn trong việc lựa chọn thực đơn. Mô hình đồ ăn chính là chìa khóa cho bài toán này.
Ý tưởng của việc tạo nên mô hình đồ ăn xuất phát từ những năm 1920, dựa vào các công ty sản xuất mô hình bộ phận cơ thể người để giảng dạy. Ngày nay mô hình đồ ăn không chỉ để trưng bày ở nhà hàng, chúng có rất nhiều biến thể khác nhau để trang trí
Theo Sankei