"Mẹ ơi cho con xem điện thoại”: 3 bà mẹ với 3 câu trả lời sẽ tạo ra 3 số phận khác nhau cho chính con cái mình, ai cũng giật mình vì quá đúng!

20/01/2019 16:00 PM | Sống

Cách trả lời của 3 người mẹ sau đây sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình trưởng thành và tâm lý phụ thuộc điện thoại di động của trẻ.

Điện thoại di động sinh ra để phục vụ nhu cầu của con người nhưng ngày nay, vì được tiếp xúc với các thiết bị điện tử thông minh từ rất sớm, trẻ em đang lệ thuộc vào chúng quá nhiều.

Để khiến đứa trẻ ngoan ngoãn chơi, im lặng hơn, không quấy khóc hay ăn uống nhanh, đa số người lớn cho trẻ xem điện thoại suốt ngày.

Thay vì dành thời gian ở bên trẻ, các bố mẹ bận rộn thường để con tự chơi với các thiết bị smartphone, lâu dần hình thành tâm lý "nghiện di động" cho con từ khi còn bé, sau này muốn sửa cũng rất khó.

Chính vì thế, khi đối mặt với câu hỏi "Mẹ ơi cho con chơi điện thoại", cách cha mẹ trả lời, lựa chọn thỏa hiệp với con hay kiên quyết từ chối sẽ chiếm vai trò rất quan trọng.

Ba kiểu phụ huynh sau sẽ đưa ra 3 câu trả lời hoàn toàn khác biệt cho con mình.

1. Bà mẹ thích kiểm soát, áp đặt: "Không chơi bời gì hết, đi vào học bài ngay!"

Phản ứng đầu tiên của một người mẹ có tính cách mạnh mẽ, thích kiểm soát sẽ là "Không được!". Người mẹ sẽ chỉ trích và trách mắng vì nhìn nhận hành vi đòi chơi điện thoại của trẻ là không tốt, cần bị ngăn cấm.

Cách phản ứng như vậy có thể khiến đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn và không đòi chơi điện thoại nữa.

Tuy nhiên, thái độ gay gắt của người mẹ sẽ truyền cho con những cảm xúc tiêu cực, khiến trẻ đánh mất niềm vui trong việc học tập, nảy sinh tâm lý chán ghét khi bị ép làm điều gì đó không thích.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đứa trẻ có thể tự ti, hướng nội và không muốn giao tiếp với gia đình.

 Mẹ ơi cho con xem điện thoại”: 3 bà mẹ với 3 câu trả lời sẽ tạo ra 3 số phận khác nhau cho chính con cái mình, ai cũng giật mình vì quá đúng! - Ảnh 1.

Cả bố mẹ lẫn con cái đều chăm chú vào thế giới bên trong điện thoại di động.

Trên thực tế, đa số trẻ em nghiện điện thoại di động vì chúng tìm thấy sự vui vẻ chưa có trong cuộc sống thực.

Nếu cha mẹ dành thời gian chơi cùng con cái, đem lại bầu không khí gia đình thoải mái hơn, trẻ sẽ không nhớ ra và tìm tới điện thoại.

Nhưng nếu chính bố mẹ cũng cắm cúi dùng smartphone, tivi, máy tính, để con một mình nhàm chán, đương nhiên trẻ cũng muốn chơi điện thoại di động.

2. Bà mẹ ôn hòa: "Chỉ được chơi một lúc thôi đấy!"

Các phản ứng của bà mẹ này nhìn thì có vẻ thực tế nhất nhưng sẽ đem lại ảnh hưởng phản tác dụng nhất.

Tuy nói là chỉ chơi "một lúc thôi" nhưng khi đã bắt đầu, đứa trẻ nào có thể chống lại nổi sức cám dỗ vô cùng vô tận của Internet? Sau khoảng thời gian "một lúc" ấy, đứa trẻ chơi đang vui mà bị buộc phải dừng lại sẽ bắt đầu khóc quấy, quậy phá. Lúc này, bạn càng không cho thì con lại càng nghiện.

 Mẹ ơi cho con xem điện thoại”: 3 bà mẹ với 3 câu trả lời sẽ tạo ra 3 số phận khác nhau cho chính con cái mình, ai cũng giật mình vì quá đúng! - Ảnh 2.

Sử dụng điện thoại quá nhiều, đặc biệt là trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ gây cận thị.

Ngoài ra, để trẻ con sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bé.

Chúng trở nên chậm chạp, phản ứng không nhanh, khả năng giao tiếp kém và dẫn đến tình trạng không có bạn bè cùng trang lứa chơi cùng.

Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng có xu hướng phát triển tính cách khác người hoặc là bạo lực.

Thay vì dịu dàng và ôn hòa với trẻ trong mọi trường hợp, các bà mẹ nên đặt ra quy tắc nhất định trong cả quá trình trưởng thành, nhất là với các thiết bị thông minh.

Những quy tắc sử dụng nên được cả cha mẹ và con cái áp dụng chứ không chỉ áp đặt lên một mình trẻ.

3. Bà mẹ "chiến lược": "Điện thoại mẹ hết pin rồi, hay là mẹ con mình đi chơi bóng nhé!"

Người mẹ không trực tiếp từ chối yêu cầu hay đòi hỏi của con mà khéo léo chuyển chủ đề sang một sở thích khác của trẻ, chẳng hạn như: "Chúng ta đi sở thú thăm hổ nhé", "con có muốn ra công viên chụp ảnh không?"...

Khi được đề nghị những trò chơi hay sở thích vui hơn, trẻ sẽ nhanh chóng bị ý tưởng mới thu hút và dễ dàng từ bỏ điện thoại.

 Mẹ ơi cho con xem điện thoại”: 3 bà mẹ với 3 câu trả lời sẽ tạo ra 3 số phận khác nhau cho chính con cái mình, ai cũng giật mình vì quá đúng! - Ảnh 3.

Bố mẹ chủ động xây dựng sở thích và hoạt động vui vẻ, lành mạnh cho con vui chơi.

Câu trả lời này vừa tránh tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mặt khác, người mẹ cũng không thỏa hiệp những yêu cầu vô lý hay thói quen chơi điện thoại suốt ngày.

Nhờ đó, phụ huynh sẽ hướng sự quan tâm của con đến những điều lành mạnh hơn.

Cha mẹ sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp, chăm sóc và ở bên con cái nhiều hơn, giúp trẻ em tìm hiểu thêm về thế giới bên ngoài.

Những đứa trẻ được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên và các bạn cùng trang lứa sẽ phát triển tâm sinh lý khỏe mạnh.

Trong thực tế, một bà mẹ khéo léo có thể kết hợp cả sự mạnh mẽ, ôn hòa với chiến lược trong quá trình giáo dục con trẻ.

Trước khi quát mắng con, hãy nhớ rằng mọi hành động của trẻ nhỏ đều bắt chước từ người lớn. Cha mẹ chính là tấm gương cho con học theo.

Chính vì vậy, thay vì cầm điện thoại di động không rời tay, phụ huynh nên dành thời gian cùng trẻ học hỏi, đọc sách cũng như vui chơi. Từ đó, tự nhiên trẻ sẽ không đắm chìm trong điện thoại nữa.

Theo Dương Mộc

Cùng chuyên mục
XEM