“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Đừng khiến con ám ảnh chữ NGHÈO, nhưng hãy để con hiểu "TIỀN không mọc trên cây"

15/12/2023 09:34 AM | Sống

Từ lúc 8 tuổi, trẻ phải biết lao động có thể kiếm tiền và có ý thức tiết kiệm tiền...Đến khi 11 tuổi, chúng có thể nhận ra sự thật từ các quảng cáo trên tivi thay vì bị thôi thúc mua sắm một cách bốc đồng.

Tôi đưa con gái và hai đứa cháu đi dạo, bọn con trai nhìn thấy xe đụng liền reo hò đòi chơi. Tôi gật đầu đồng ý ngay, miễn là bọn trẻ vui.

Sau khi chơi ô tô, các cậu bé đã tìm được địa điểm hay ho khác là một sân chơi mới mở. Chúng chẳng khác nào ngựa hoang phi nước đại, chạy một mạch về phía cửa sân chơi khiến tôi không thể nào giữ lại được.

Nhìn ánh đèn rực rỡ và trang thiết bị hiện đại, chói lóa bên trong, tôi nhanh chóng siết chặt hầu bao. Nhưng ánh mắt trẻ thơ đầy khao khát nên tôi hỏi giá.

Kết quả, tiền vé cho 3 đứa trẻ phải mất tới hàng trăm đô la. Đối với tôi, người giữ tiền để cân đối chi tiêu hàng ngày thì đây là một khoản chi phí rất lớn. Nhìn thấy vẻ mặt đau khổ của tôi, con gái tôi thấp giọng hỏi:"Mẹ ơi, cái này có đắt không?"

Tôi bàng hoàng, từ bao giờ mà con gái tôi lại giống tôi và quan tâm đến giá cả đến vậy.

“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Đừng khiến con ám ảnh chữ NGHÈO, nhưng hãy để con hiểu "TIỀN không mọc trên cây" - Ảnh 1.

Hãy trả lời hợp lý khi trẻ đòi hỏi mua đồ chơi nhưng tài chính gia đình không thể đáp ứng

Tôi nhớ ra con gái tôi đang ôm một túi đồ ăn vặt, như để thuyết phục tôi, con bé liên tục nói: "Mẹ ơi, cái này rẻ, mẹ mua đi".

Mỗi lần đi mua sắm, nếu con bé thích thứ gì đó, tôi sẽ mua nếu hợp lý. Nhưng nếu tôi thấy không cần thiết thì tôi sẽ nói, cái này quá đắt và mẹ tôi không có đủ tiền.

Sau khi nghe những lời này thường xuyên, con gái tôi đã trở nên nhạy cảm. Con luôn nghĩ chỉ có thể mua đồ rẻ tiền, chứ không thể mua những thứ đắt tiền.

Tôi thở dài trong lòng, mình thất bại quá!

Tôi hỏi các bà mẹ xung quanh thì có vẻ họ chưa có nhiều ý thức về việc giáo dục tiền bạc cho con mình.

Bạn nên làm gì nếu con bạn muốn mua cái này cái kia? Hầu hết các bậc cha mẹ có thể phản ứng theo những cách sau.

1. Than vãn trước mặt con

"Mẹ ơi, con thích món đồ chơi này"; "Mẹ ơi, chiếc váy này trông đẹp quá."

Vì không thể mua, các bậc phụ huynh sẽ trả lời bằng cách than vãn do gia đình quá nghèo nên không có tiền để mua nó; hoặc chê đồ chơi này quá đắt và không nên mua.

Thậm chí, tôi từng thấy một bà mẹ còn nghĩ ra thủ đoạn kỳ lạ là "vay tiền" để khiến con cái cảm thấy mình nghèo.

Chẳng hạn khi đứa bé muốn mua đồ dùng học tập, bà mẹ nói nhà không có tiền nên đưa con đi mượn một ít tiền của dì. Mặc dù đứa trẻ đã trở nên thương mẹ hơn nhưng từ đó nó cũng rụt rè và e ngại đưa ra yêu cầu với mẹ. Kể cả đòi hỏi đó có hợp lý đến đâu.

2. Tạo gánh nặng cho con

Trường hợp này thường rơi vào những cha mẹ luôn đặt vấn đề giáo dục tâm lý lên hàng đầu. Song, bạn có đi đúng hướng hay không lại là chuyện khác.

Chẳng hạn, khi mua cho con một chiếc bánh ngon, bạn liền nói: "Bánh này đắt lắm đấy, ba mẹ chẳng dám ăn đâu, chỉ mua cho mỗi con thôi. Con phải ăn tiết kiệm nhé".

Khi mua quần áo cho con, bạn cũng không quên nhắc nhở: "Bố mẹ rất yêu thương con nên quần áo đẹp nào cũng mua cho con hết, chứ quần áo bố mẹ cũ mấy năm rồi nhưng chẳng dám mua".

“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Đừng khiến con ám ảnh chữ NGHÈO, nhưng hãy để con hiểu "TIỀN không mọc trên cây" - Ảnh 2.

Giáo dục trẻ sai cách về tiền bạc có thể ảnh hưởng tới tâm lý, tư duy và cách sống của trẻ trong tương lai

Dù ý định của bạn là mong con cái hiểu rằng, bố mẹ kiếm tiền không dễ dàng nên con phải biết trân trọng và không tiêu pha, đòi hỏi bừa bãi. Tuy nhiên, những lời nói này cũng có thể tác động tiêu cực đến trẻ em. Vốn dĩ chúng đang rất vui vì được mặc áo mới, nhưng bất giác lại thấy áy náy, giống như bản thân đang làm khổ bố mẹ vậy.

Tai hại khi dạy con hiểu sai về tiền bạc

Khi đọc các sách trong bộ Money View, tôi thấy rằng nếu một đứa trẻ có quan niệm sai lầm về tiền bạc, khi lớn lên nó có thể dễ gặp rắc rối về tiền bạc.

Miễn cưỡng đối xử tốt với bản thân

"Nắm bắt giai đoạn nhạy cảm của trẻ" đề cập: Khi quá khó để trẻ lấy được một thứ gì đó, trẻ sẽ chỉ chú ý đến vật đó mà quên đi ý nghĩa ban đầu. Cuối cùng, trẻ sẽ cố gắng làm mọi cách để đạt được, và việc sở hữu sẽ khiến trẻ hạnh phúc.

Tiền cũng vậy. Việc trẻ em kiếm được tiền và đáp ứng nhu cầu vật chất khi còn nhỏ là điều quá khó khăn. Rồi khi lớn lên, nó sẽ đặc biệt bất an và chỉ muốn có tiền nhưng lại ngại chi tiền để đối xử tốt hơn với bản thân.

Hơn nữa, khi kết bạn và hòa đồng với đồng nghiệp, anh ấy sẽ tỏ ra keo kiệt và không được lòng mọi người vì quá quan tâm đến tiền bạc.

Khi những đứa trẻ như vậy lớn lên, chúng dễ sa ngã, hoặc thậm chí bất chấp thủ đoạn, đi cửa sau, do ham muốn lợi nhuận quá mức.

Tiếp tục mua, mua, mua

Nếu giáo dục sai cách về tiền bạc cho trẻ thì khi lớn lên chúng có thể bị ám ảnh "tâm lý đền bù".

Có nghĩa là, sự tự ti luôn ẩn sâu bên trong, ngày bé ta thiếu thốn thứ gì thì bây giờ ta phải có. Họ sẽ cố gắng hết sức để cho người ngoài thấy rằng mình không hề thua kém ai.

Ví dụ, nhiều người rõ ràng không có nhiều tiền trong tay nhưng lại tiêu tiền hoang phí, chỉ mua đồ ăn, quần áo của các thương hiệu nổi tiếng, chỉ để thể diện và được người khác tôn trọng.

Cũng có một số trẻ khi lớn lên sẽ không kiểm soát được mức tiêu dùng của mình, dù không cần nhưng khi nghe giảm giá cũng không nhịn được, như vậy sẽ lãng phí rất nhiều tiền. Thậm chí, có nhiều em khi không có tiền đã thế chấp, vay mượn và gặp rắc rối lớn.

Đây đều là hậu quả của quan niệm sai lầm về tiền bạc.

Làm sao để giúp trẻ hiểu đúng về tiền bạc

Doanh nhân Robert Kiyosaki từng nói: Cha mẹ không dạy dỗ con cái thì sau này tự nhiên sẽ có người dạy dỗ, người đó có thể là kẻ trục lợi, cảnh sát, kẻ nói dối. Vì vậy, vì tương lai của con cái, chúng ta nên tự mình dạy dỗ chúng và giúp chúng hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ.

Hiểu được giá trị của đồng tiền

Thay vì nói với con rằng: "Cái này đắt quá, chúng ta không đủ tiền mua" hay "Gia đình mình còn nghèo và không có tiền mua", chúng ta nên dạy con hiểu đúng về tiền và hiểu công dụng cũng như giá trị của đồng tiền.

“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Đừng khiến con ám ảnh chữ NGHÈO, nhưng hãy để con hiểu "TIỀN không mọc trên cây" - Ảnh 3.

Trẻ phải biết tích lũy tiền dự trữ cho tương lai ngay từ khi còn nhỏ

Ví dụ, tiền chỉ là một công cụ có thể trao đổi được những gì chúng ta muốn. Công cụ này khi sử dụng tốt có thể khiến cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn nhưng khi sử dụng không đúng cách có thể gây rắc rối. Vì vậy, chúng ta cần biết giá trị của đồng tiền.

Cuốn sách "Puppy Money" chỉ ra rằng mọi người cần phân bổ thu nhập của mình một cách hợp lý.

50% được sử dụng để lưu trữ chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp trong tương lai; 30% được sử dụng để thực hiện ước mơ và cải thiện chất lượng cuộc sống; 20% còn lại được sử dụng cho sinh hoạt.

Tất nhiên, mọi người đều có thể điều chỉnh tỷ lệ tùy theo hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, bạn phải có quan niệm phân bổ hợp lý, không nên tiêu hết chứ đừng nói đến thấu chi.

Chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể sử dụng tốt tiền như một công cụ mà không làm hại bản thân.

Chú ý đến giáo dục cuộc sống

"Kỷ luật tích cực" đề cập đến: "Sau khi đứa trẻ tròn 6 tuổi, chúng ta phải có ý thức để nó tự quản lý tiền bạc của mình".

Ví dụ, mỗi tuần hãy cho con bạn một khoản tiền tiêu vặt nhất định và để con mua văn phòng phẩm, đồ ăn nhẹ, đồ chơi, v.v. bằng chính tiền của mình.

Nếu trẻ không dùng hết số tiền, trẻ có thể bỏ vào heo đất. Nếu hết sớm, trẻ phải học cách chờ đợi. Ngay cả khi cảm thấy những gì con mình mua là không hợp lý thì chúng ta cũng không nên can thiệp. Bởi vì nếu trẻ không tự tích lũy kinh nghiệm giải quyết vấn đề thì làm sao trẻ có thể hiểu những việc không nên tiêu tiền?

Nếu trẻ hết tiền trước, chúng ta không nên giải cứu mà hãy để trẻ học cách kiểm soát hợp lý hoặc tự tìm cách.

Ví dụ, nếu bé cần mua gấp một chiếc bút nhưng hết tiền tiêu vặt, bé phải mượn bút từ các bạn trong lớp; nếu bé thích một món đồ chơi mới nhưng không có đủ tiền, bé phải học cách kiên nhẫn tích cóp hoặc từ bỏ.

Trẻ phải hiểu không phải mọi thứ bạn muốn đều có thể đạt được ngay lập tức. Nếu trẻ có kinh nghiệm kiểm soát tiền bạc như vậy từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ học được thứ nào nên mua, thứ nào đang lãng phí tiền bạc, khi nào nên thỏa mãn bản thân và khi nào cần học cách kiên nhẫn.

Giáo dục cuộc sống hiệu quả hơn nhiều so với việc than khóc về nghèo đói hay gây áp lực tâm lý cho con.

“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Đừng khiến con ám ảnh chữ NGHÈO, nhưng hãy để con hiểu "TIỀN không mọc trên cây" - Ảnh 4.

Giáo dục cuộc sống hiệu quả hơn nhiều so với việc than khóc về nghèo đói

Trau dồi trí tuệ tài chính

Godfrey đã viết trong cuốn sách "Tiền không mọc trên cây" rằng trẻ nên dần dần nắm vững kiến thức về tiền bạc trước 12 tuổi.

Chẳng hạn, lúc 8 tuổi, trẻ đã biết lao động có thể kiếm tiền và có ý thức tiết kiệm tiền;

Có khả năng lập kế hoạch mua sắm từ năm 9 tuổi, biết so sánh giá cả khi mua đồ và đưa ra lựa chọn hợp lý;

Có khả năng tiết kiệm tiền thường xuyên khi mới 10 tuổi để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp trong tương lai hoặc để thực hiện mong muốn;

Một đứa trẻ 11 tuổi có thể nhận ra sự thật từ các quảng cáo mua sắm thay vì bị thôi thúc mua sắm một cách bốc đồng;

Trẻ 12 tuổi có thể lập kế hoạch chi tiêu dài hạn và kiểm soát thu chi hợp lý.

Nếu một đứa trẻ có thể hình thành quan niệm đúng đắn về tiền bạc, trẻ sẽ giàu có về mặt tinh thần và độc lập, không bị tiền bạc dẫn dắt và dễ rơi vào khủng hoảng trong tương lai.

Theo aboluowang

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM